Loạt sách kinh điển Nga mới ra mắt: Nối nhịp cầu văn học Việt - Nga

Tin đăng trong 'Sự kiện | Events' bởi admin, Cập nhật cuối: 07/08/2018.

  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.156
    Lượt thích:
    143
    Điểm thành tích:
    124.698
    [​IMG]
    Ba cuốn sách mới nhất trong dự án dịch và giới thiệu sách văn học kinh điển của Tổng thống Nga tặng cho bạn đọc Việt Nam và Nga đã được chính thức ra mắt. Đó là các cuốn truyện vừa “Con bạc” của F.Dostoevsky, tuyển tập kịch “Khu rừng” của A.Ostrovski và tuyển “Truyện biển” của K.Stanhiukovic.

    Tác phẩm văn học Việt được dịch sang tiếng Nga mang tên “Cây ngải giữa rừng” - Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam đương đại của 21 nhà văn Việt Nam.

    Đây là sản phẩm của công việc hợp tác xuất bản giữa NXB LB Nga Lokid Premium và Quỹ “Hỗ trợ quảng bá văn học Nga – văn học Việt Nam”, thực hiện từ năm 2012.

    Ba đầu sách ra mắt dịp này đều là những tác phẩm kinh điển của văn học Nga và đều lần đầu được dịch sang tiếng Việt. Đặc biệt có ý nghĩa là tác phẩm của F.Dostoevsky “Con bạc” - tập thứ 9 nằm trong bộ tuyển 10 tập tác phẩm của văn hào Nga kiệt xuất này đã đến tay bạn đọc Việt Nam.

    Tính đến nay đã có 25 đầu sách kinh điển Nga được hợp tác dịch sang tiếng Việt trong dự án của cựu Tổng thống Nga Medvedev, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội, NXB LB Nga Lokid Premium và Quỹ “Hỗ trợ quảng bá văn học Nga – văn học Việt Nam”, Ngân hàng Liên doanh VTB (Việt Nga) tài trợ kinh phí thực hiện và đây là đợt sách thứ 5.

    Gần đây nhất, ngày 14-10-2015, bảy đầu sách bao gồm "Cô gái không của hồi môn" (tác giả Ostrovskyi), "Du ngoạn vòng quanh châu Á" (Vyazemskyi), "Chủ nghĩa Marx và Triết học ngôn ngữ"(Voloshinov), "Giáo đoàn nhà thờ" (Leskov), "Người chồng vĩnh cửu" (Dostoevsky), "Tuần đêm" (Lukianenko) và "Chàng ngốc" (Dostoevsky) cũng đã ra mắt độc giả Việt Nam và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ đông đảo bạn đọc.

    Dịch giả Hoàng Thúy Toàn, Giám đốc Quỹ “Hỗ trợ quảng bá văn học Nga – văn học Việt Nam” cho biết, ba cuốn sách ra mắt lần này có những điểm độc đáo. Chẳng hạn các tác phẩm của Dostoevsky được nhiều thế hệ bạn đọc Việt trước đây yêu thích, đã lần lượt ít nhiều được dịch và phổ biến, nhưng còn dè dặt, lẻ tẻ. Có trường hợp một tác phẩm như “Anh em nhà Karmazov” do Phạm Mạnh Hùng dịch xong từ những năm 70, mãi đến năm 1981 mới bắt đầu được in nhưng cũng chỉ được phát hành tập 1, do NXB Văn học ấn hành. Hai tập sau của tác phẩm này phải 10 năm sau – năm 1991, mới được in ấn trọn vẹn đưa đến tay bạn đọc. Bây giờ chỉ trong vòng 5 năm, chỉ còn thiếu một tập nữa là bạn đọc Việt Nam đã có được trọn bộ tuyển 10 tập tác phẩm của ông.

    [​IMG]

    Hay tuyển tập kịch “Khu rừng” của nhà soạn kịch kinh điển Nga Ostrovski gồm bốn vở kịch đặc sắc. Như vậy bạn đọc Việt Nam đã có trong tay trọn một bộ tuyển hai tập sáng tác của nhà soạn kịch Nga kinh điển này.

    “Truyện Biển” của nhà văn K.Stanhiukovich, người đã có duyên nợ với Việt Nam ngay từ giữa thế kỷ XIX bao gồm những truyện ngắn đặc sắc ông viết về biển. K.Stannhiukovich đã đến Việt Nam năm 1863, trong ba tháng có mặt tại Sài Gòn và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    Tên tuổi của K. Stanhiukovic đã từng được giới thiệu ở Việt Na từ những năm 60, qua bộ phim chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên “Maksimka”, kể về chú bé da đen sắp chết chìm trên biển cả sau vụ một tàu buôn nô lệ bị đắm, đã được các thủy thủ trên một chiến hạm Nga cứu sống.

    Trong tuyển “Truyện biển” của ông lần này có giới thiệu trích đoạn Người Pháp ở Cochinchine, Sài Gòn, ghi lại cuộc sống, hình ảnh con người vùng đất Nam Bộ vào năm 1863, khi ông làm nhiệm vụ ở đây.

    Văn học Nga từ nhiều năm nay luôn được các thế hệ bạn đọc Việt Nam yêu mến, và rất nhiều tác giả kinh điển như L. Tolstoy, Aimantov, Gaida, Pautovski… đã trở nên quen thuộc với độc giả Việt. Tuy nhiên, sau một thời gian, sự mở rộng của nhiều nền văn học khác tại thị trường sách Việt Nam đã khiến cho văn học Nga không còn chiếm ưu thế như trước nữa. Muốn đọc các tác phẩm kinh điển của văn học Nga, bạn đọc phải vào thư viện hoặc tìm những cuốn sách được xuất bản từ trước đó.

    Song song với đó, số lượng dịch giả tiếng Nga cũng giảm rõ rệt. Dịch giả Hoàng Thúy Toàn cũng chia sẻ những khó khăn khi bản thân Quỹ của ông cũng vô cùng thiếu những người dịch giỏi các tác phẩm văn học Nga, vì để dịch được một cuốn sách văn học Nga hoàn toàn không dễ dàng, không chỉ giỏi tiếng Nga là đã dịch được, mà còn phải hiểu biết rộng về văn học của cả hai ngôn ngữ.

    [​IMG]

    Hội trường không còn một chỗ trống. Ảnh: TTKHVH Nga.

    Điểm đáng mừng là so với lần ra mắt trước, buổi ra mắt lần này có rất đông học sinh, sinh viên đang học ngôn ngữ Nga, hội trường không còn một chỗ trống, rất nhiều người phải đứng. Điều đó cho thấy sự quan tâm của lớp bạn đọc trẻ ngày nay đối với văn học Nga đang ấm trở lại.

    Những cuốn sách trong dự án Tủ sách văn học kinh điển của Tổng thống Nga tặng bạn đọc Việt Nam và bạn đọc Nga được đầu tư công phu, in ấn đẹp, sách dày, bìa cứng mà nhẹ. Tuy nhiên, những cuốn sách ở dự án này chỉ được trao về các thư viện, môt số trường đại học… Để mở rộng hơn nữa sự hiện diện trở lại của các tác phẩm văn học kinh điển Nga ở Việt Nam, có lẽ cần sự chung tay hợp tác cả từ phía các nhà xuất bản Việt Nam, thông qua cầu nối là Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga, cùng Đại sứ quán Nga.



    TUYẾT LOAN
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này