Các sách bị thu hồi, tiêu hủy, cấm phát hành

Tin đăng trong 'Chợ sách Online | Online Market' bởi admin, Cập nhật cuối: 20/05/2018.

  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.160
    Lượt thích:
    147
    Điểm thành tích:
    124.698
    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Đang tải...
  2. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.160
    Lượt thích:
    147
    Điểm thành tích:
    124.698
    [​IMG]

    Dương Thu Hương - Các Vĩ Nhân Tỉnh Lẻ 150k
     
  3. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.160
    Lượt thích:
    147
    Điểm thành tích:
    124.698
    10 cuốn sách từng bị cấm phát hành hay nhất mọi thời đại


    Dù gây tranh cãi liên quan tới đạo đức, chính tri... dẫn tới việc bị cấm xuất bản trong một thời gian dài nhưng đây vẫn là những tác phẩm được nhiều người yêu sách tìm đến.

    [​IMG]
    Brave New World (Aldous Huxley -1932): Nội dung về những điều chướng tai gai mắt trong giai đoạn công nghiệp hóa và xã hội ngày càng tha hóa. Sách bị chính quyền Ireland phất cờ vì đề cập thẳng thừng đến vấn đề sinh đẻ nhạy cảm. Nhiều trường tại Mỹ cũng thu hồi Brave New World do nó có “nội dung tiêu cực”.
    [​IMG]
    The Grapes of Wrath (John Steinbeck - 1939): Dành giải Pullitzer, tác phẩm viết về lạm phát và hậu quả của nó lên người nghèo. The Grapes of Wrath bị cấm do phản ánh đúng sự thật không mấy huy hoàng của cường quốc Mỹ một thời.
    [​IMG]
    Tropic of Cancer (Henry Miller - 1934): Viết theo ngôi kể thứ nhất, Tropic of Cancer là cuộc hành trình của tác giả thời mới đến Pháp. Sách chứa nhiều câu chuyện về các mối tình Henry Miller trải qua, bị tòa Thượng thẩm Pennsylvania thu hồi, phán quyết “nó không phải là tiểu thuyết, tệ không khác gì rác rưởi - một tác phẩm đồi trụy đáng kinh tởm”.
    [​IMG]
    Slaughterhouse-Five (Kurt Vonnegut - 1969): Bị Hiệp hội thư viện Mỹ ALA xếp vào sổ đen, Slaughterhouse-Five kể về Billy Pilgrim – lính Mỹ bị hoang tưởng sau thời gian bị quân Đức nhốt tại một lò mổ cũ. Chính phủ Mỹ rõ ràng không muốn thế hệ trẻ biết nhiều về một cuộc chiến khác nhiều cựu binh phải chịu.
    [​IMG]
    The Satanic Verses (Salman Rushdie - 1988): Truyện kể về Gibreel Farishta – ngôi sao Bollywood sống sót sau tai nạn máy bay và hành trình tìm ánh hào quang tại nước Anh. Một hành khách thoát nạn khác là Saladin Chamcha - một người nhập cư bình thường – lại có cuộc sống khó khăn. The Satanic Verseđược cho là phỉ báng đạo Hồi và bị cấm tại nhiều nước như Venezuela, Nhật và Mỹ.
    [​IMG]
    The Perks of Being a Wallflower (Stephen Chbosky -1999): Nội dung về cậu bé Charlie thường xuyên trao đổi thư tín với một người bạn nặc danh. Trong đó cậu miêu tả chi tiết về các vấn đề nhức nhối thanh thiếu niên thường gặp như sống khép mình, thắc mắc về giới tính, bị bạo hành và nghiện thuốc. Nhiều thư viện Mỹ từ chối lưu The Perks of Being a Wallflower do nội dung đề cập đến vấn đề đồng tính.
    [​IMG]
    Things Fall Apart (Chinua Achebe - 1958): Tác phẩm này không được Malaysia lưu hành do nội dung động chạm đến chế độ quân chủ và những mặt tối của nó. Truyện kể về Okonkwo – một nhà lãnh đạo tại quốc gia Umofia và công cuộc truyền bá chế độ quân chủ và đạo Thiên chúa tại đây.
    [​IMG]
    American Psycho (Bret Easton Ellis - 1991): Ai từng xem bộ phim Mỹ điên chắc đều hiểu tại sao nguyên bản truyện lại gây tranh cãi đến vậy. Sách bị hạn chế lưu hành tại nhiều quốc gia như Đức, Canada, Australia… Nội dung về doanh nhân Patrick Bateman thành công nhưng mắc chứng bệnh tâm thần với sở thích quái gở là giết chóc.
    [​IMG]
    The Metamorphosis (Franz Kafka - 1915): Truyện kể về thương nhân Gregor Samsa bất ngờ biến thành côn trùng khổng lồ và bị xa lánh. Anh bị nhốt trong phòng và bị quên lãng. Tác phẩm của Kafka bị cấm tại các quốc gia Phát xít và Soviet cũ.
    [​IMG]
    Lolita (Vladimir Nabokov - 1955): Nội dung cuốn sách gây tranh cãi về mối tình không chính thống giữa bố dượng và con vợ trong cùng một gia đình. Chuyện kể về học giả Pháp Humbert Humbert và nỗi ám ảnh của ông với các cô gái trẻ. Humbert và con riêng của vợ vướng vào quan hệ tình cảm và bỏ nhà chạy trốn. Sách bị chính phủ Pháp thu hồi và coi là văn hóa phẩm đồi trụy.
    Hoa Khang (tổng hợp)
     
  4. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.160
    Lượt thích:
    147
    Điểm thành tích:
    124.698
    Bị cấm, 'Mối Chúa' của Tạ Duy Anh được săn lùng



    [​IMG]
    Nhà văn Tạ Duy Anh và tác phẩm Mối Chúa

    ‘Đãng khấu’
    Những ngày vừa qua, cái tên Tạ Duy Anh, “Mối Chúa”, Đãng Khấu chiếm khá nhiều không gian trên mạng xã hội, đặc biệt từ giới văn chương, nhà phê bình văn học lẫn giới ngoại văn.

    Người ta bàn luận nhiều vì ít ai xa lạ với cái tên Tạ Duy Anh cùng những tác phẩm Lão Khổ; Thiên thần sám hối; Sinh ra để chết (in ở hải ngoại), Bước qua lời nguyền, một truyện ngắn đình đám đăng trên báo Văn Nghệ cuối những năm 1980. Nông thôn và đời sống người nông dân Việt Nam đã xuất hiện cùng Tạ Duy Anh từ thời điểm đó.

    Nên, cái “thiên hạ sự” của Mối Chúa xuất hiện có thể thấy trước tiên từ hai yếu tố: tên của cuốn sách, Mối chúa và bút danh của tác giả, Đãng Khấu, thay vì ba chữ Tạ Duy Anh.

    Hiểu theo ngữ nghĩa một cách khác, ‘Đãng’ là trừ hại, là hành xử của người quân tử, và ‘Khấu’ là thảo khấu, là trộm cướp, là cái ác.

    Nhưng Trừ ai? Trừ gì? Trừ trộm cướp? Trừ cái ác? Hay trừ Mối Chúa?

    Và ai trừ? Đãng Khấu có đúng không?

    Bắt đầu bằng nụ cười sảng khoái, Đãng Khấu Tạ Duy Anh nói rằng nghĩ như thế cũng được, mà không phải như thế cũng chẳng sai.



    [​IMG]
    Các tác phẩm đã xuất bản của nhà văn Tạ Duy Anh Facebook Tạ Duy Anh
    [​IMG]


    Tự nhận mình là một người nông dân “chính hiệu”, Tạ Duy Anh đủ “chín” và đủ “lực” để nhìn, nghe, ngửi, nếm, rồi cảm nhận cái vị đắng, cay, ngọt, mặn của những sự kiện xảy ra với người nông dân nói riêng và người dân thấp cổ bé miệng nói chung.

    Những người chiếm đoạt đất đai của người dân không hẳn chỉ là cán bộ, những người có quyền lực trong bộ máy, đôi khi là những lực lượng có tiền họ thao túng, tìm cách chiếm đoạt tài nguyên vốn thuộc về người nông dân. - Tạ Duy Anh
    Đơn giản với Tạ Duy Anh, nó cũng là một phần đời sống hàng ngày của đất nước, bao giờ cũng kéo theo những hậu quả tai hại khác, như khủng hoảng xã hội, niềm tin, bao giờ cũng có đổ vỡ tinh thần đi kèm.. Nó sẽ tác động đến mỗi người một cách khác nhau. Và nó nhận lại phản ứng khác nhau từ mỗi người.

    Với tôi thì tôi luôn ray rức là tôi chẳng làm được gì cả, không làm được gì giúp cho cộng đồng ấy.

    Bản thân tôi thì tôi cảm nhận rằng bất cứ ở đâu, người dân thấp cổ bé họng luôn bị thiệt thòi. Những người chiếm đoạt đất đai của người dân không hẳn chỉ là cán bộ, những người có quyền lực trong bộ máy, đôi khi là những lực lượng có tiền họ thao túng, tìm cách chiếm đoạt tài nguyên vốn thuộc về người nông dân.

    Những việc như thế luôn làm cho xã hội có 1 tổn thương nào đấy.

    Mỗi người có cách thể hiện. Riêng tôi thì tôi đánh động bằng cách dùng ngòi bút sáng tạo lại hiện thực ấy theo 1 cách mà hy vọng rằng nó sẽ tác động đến cộng đồng theo 1 cách nào đó.”

    Mối Chúa
    Thế là ròng rã ba năm, ngòi bút của Tạ Duy Anh mỗi ngày khơi bới, tìm ra thành phần quan trọng nhất trong một tổ mối, đó là mối chúa. Tạ Duy Anh thừa biết rằng vòng đời của mối chúa có thể lên đến 50 năm, và chỉ dành cho việc nằm yên một chỗ và đẻ trứng.

    Ông viết, viết để thoát ra một cái tư tưởng ông gọi là “nỗi ray rức triền miên bám theo mình ngày này qua tháng khác, rằng trong khi xã hội như vậy thì mình chẳng làm được việc gì.”

    Hỏi rằng, “vì sao lại là mối chúa? Mục đích trừu tượng như thế để làm gì?”

    “Nhất định phải có một ý đồ gì đó. Ngay từ cái tên đã là ý đồ rồi.

    Nếu tôi không có ý đồ gì thì tôi cũng không đủ can đảm không đủ đam mê để theo đuổi. Nhưng khi tạo ra một hình tượng như vậy rồi thì không còn thuộc về quyền của người viết nữa.

    Ví dụ có những người cho rằng mối chúa là căn nguyên của tất cả sự tàn phá. Vì nó có thể đẻ ra cả 1 đội mối quân. Mà đội mối quân thì sức tàn phá của nó kinh khủng.”

    Không khác với cách lý giải mà Tạ Duy Anh trả lời tờ Tiền Phong: “Mối Chúa là một nhân vật không có thật, là một lốt người. Với tất cả các chỉ dẫn thì bạn đọc phải hiểu mối chúa không phải một ông ở trong một công ty nào đó, bởi công ty nào có khả năng thắt cổ ngân hàng, tạo ra một thể chế nhỏ? Đó chắc chắn phải là một nhân vật cực khủng. Một con mối chúa có thể tạo ra triệu con mối con để tàn phá.”

    Thế tổ mối có những con mối chúa ấy làm tổ ở đâu? Có bao nhiêu con mối chúa hay chỉ có một mà thôi?

    Và nếu căn nguyên của sự mục nát, hư hỏng bị gây ra bởi những con mối ngày ngày đục khoét, thì căn nguyên của tiểu thuyết Mối Chúa là gì?

    Để trả lời, Tạ Duy Anh gọi mình là vừa được và vừa bị chứng kiến cái hiện thực ấy xảy ra hàng ngày, lặp lại hàng ngày. Như vòng đời của những con mối chúa miệt mài sinh nở tạo ra vô vàn con mối con.

    “Người viết từ trước đến giờ lúc nào cũng phải dựa trên một nền tảng hiện thực nào đó. Tôi chả bịa ra được một cái gì cả. Những hiện thực đó nó đã, đang và sẽ tiếp tục xảy ra. Đây là 1 giai đoạn rất đặc biệt của lịch sử phát triển của Việt Nam.”

    “Thu hồi đất Dương Nội này, rồi Đồng Tâm này đang ngày ngày âm thầm, có nơi bộc lộ, có nơi chưa. Nó phản ảnh 1 hiện trạng chung, có 1 bất cập chung. Có lẽ nó bị có 1 cái gì đó bị khiếm khuyết từ cội nguồn của sự việc, như luật pháp, qui định đất của toàn dân chẳng hạn.”

    Báo chí trong nước viết rằng “Giới văn chương rỉ tai nhau: “Mối Chúa” là tác phẩm hoành tráng nhất của Tạ Duy Anh từ trước tới giờ.”

    Tôi chả bịa ra được một cái gì cả. Những hiện thực đó nó đã, đang và sẽ tiếp tục xảy ra. Đây là 1 giai đoạn rất đặc biệt của lịch sử phát triển của Việt Nam. - Tạ Duy Anh
    Cũng chính tờ Tiền Phong trích dẫn phát hiện của nhà văn Phạm Lưu Vũ: “Mối Chúa” là kiểu tiểu thuyết lồng trong tiểu thuyết, với lối viết đậm chất Kafka (“Kafka dùng một chữ cái để đặt tên nhân vật (Mr.K) còn Tạ Duy Anh dùng 3 chữ cái: Mr.Đại”).

    Án tử cho Mối Chúa?
    Tạ Duy Anh phải chủ động kết thúc quá trình “đãng khấu” của mình đúng 3 năm, kể từ tháng 3 năm 2014 vì ông sợ mình sẽ mãi tiếp tục đắm chìm trong cái tổ mối đang ngày một sinh sôi nảy nở, phát triển có thể đến vô cực.

    Có phải quyết định có chương cuối cùng, cho “Mối Chúa” xuất hiện ra mắt thì cũng đồng nghĩa với kết án tử con mối chúa không?



    [​IMG]
    Văn bản đình chỉ phát hành để thẩm định về nội dung tiểu thuyết “Mối Chúa” của nhà văn Tạ Duy AnhFacebook Tạ Duy Anh
    [​IMG]


    Câu trả lời được Cục xuất bản đưa ra vào ngày 13 tháng 9 năm 2017:

    “Nội dung cuốn sách phản ánh những vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay. Qua đó tác giả đã vạch trần những tiêu cực và bất công trong xã hội. Tuy nhiên, phần lớn các nhân vật trong tác phẩm từ thấp đến cao đều đen tối, vô vọng, đau đớn. Qua lời kể của các nhân vật, hiện lên những thế lực hắc ám, một xã hội hầu như được chỉ huy bằng những kẻ ngu dốt, tham lam, thủ đoạn. Toàn bộ hệ thống bộ máy chính quyền bộc lộ sự tàn nhẫn, vô đạo, đàn áp nông dân, giết hại lẫn nhau, giết người chống đối chỉ vì tiền…”

    Nhà văn Phạm Lưu Vũ nói ngay nội dung của bản đình chỉ này đã “tóm tắt tuyệt vời nội dung tư tưởng của tác phẩm” và đăng một đoạn bình về cuốn tiểu thuyết ngay sau khi đó:

    “Lão Tạ (Tạ Duy Anh) chỉ tả duy nhất một thằng quan cấp huyện, lại dùng chữ "huyện trưởng" thay vì Chủ tịch huyện, vậy mà "thằng công văn" ấy vẫn suy ra: "Toàn bộ hệ thống bộ máy chính quyền bộc lộ sự tàn nhẫn, vô đạo, đàn áp nông dân, giết hại lẫn nhau, giết người chống đối chỉ vì tiền…" thì... giỏi thật.”

    “Sự thờ ơ của một bộ phận nào đó lại là nỗi may của một bộ phận khác có thể lớn hơn? - Tạ Duy Anh
    Mối Chúa bị khai tử sau ba năm thai nghén không. Song Tạ Duy Anh không quan trọng điều này.

    “Riêng với Tạ Duy Anh viết thì không bao giờ quan tâm đến nó được in ra lúc nào và nó có được in ra hay không? Vì nếu như thế thì trong lúc viết anh sẽ tự hạn chế rất nhiều tư tưởng, ý đồ của mình.”

    Mình theo đuổi xu hướng ngòi bút phải tự do. Tự do thì phải tự tạo ra. Không bị phụ thuộc vào nhiều thứ. Đừng mong giải thưởng, đừng mong chức tước… thì mới có tự do.

    Hiện nay và cho đến khi tôi không sáng tác nữa thì vẫn theo tinh thần ấy.”

    Kết thúc cuộc trò chuyện cũng bằng giọng cười sảng khoái, tuy có vẻ trầm ngâm khi nói về vai trò của nhà văn viết tác phẩm hư cấu trong thời nay:

    “Càng ngày nhà văn càng cô độc trong xã hội. Không phải là ai bắt cô độc đâu, mà số người đọc văn hư cấu càng ngày càng ít đi so với 30, 40 năm trước đây.”

    Nhưng Tạ Duy Anh sảng khoái cho rằng “Sự thờ ơ của một bộ phận nào đó lại là nỗi may của một bộ phận khác có thể lớn hơn?”

    Trên mạng xã hội những ngày qua, những ai quan tâm đến Mối Chúa của Đãng Khấu đều có chung sự chờ đợi đón đọc cuốn tiểu thuyết bằng bản điện tử. Dịch giả Phạm Nguyên Trường thì chẳng ngại ngần khi viết cơ quan chức năng đã vô tình “Phong thánh cho Tạ Duy Anh” khi ra quyết định cấm phát hành
     
  5. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.160
    Lượt thích:
    147
    Điểm thành tích:
    124.698
    Xuyên suốt lịch sử của loài người, sách – đại diện cho tri thức – đã từng bị cấm ở rất nhiều quốc gia trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Dưới đây là danh sách 10 cuốn sách bị cấm nổi tiếng nhất trong thế kỷ vừa qua.



    Mục lục
    [1The Color Purple của Alice Walker
    • 2I Know Why The Caged Bird Sings của Maya Angelon
    • 3To Kill a Mocking Bird (Giết con chim nhại) của Harper Lee
    • 4Brave New World của Aldous Huxley.
    • 5Một chín tám tư (1984) của George Orwell
    • 6Lolita của Vladimir Nabokov
    • 7The Catcher in the Rye (Bắt trẻ đồng xanh) của Salinger
    • 8Harry Potter của J.K.Rowlings
    • 9Candide của Voltaire
    • 10The Adventures of Huckleberry Finn của Mark Twain
    • 11Chú thích

    The Color Purple của Alice Walker
    Câu truyện kể về một cô gái trẻ người da đen tên là Celie. Nội dung cuốn sách là những bức thư cô viết cho Chúa bởi vì không còn biết viết cho ai. Celie đã bị hãm hiếp bởi cha dượng của mình, bị đánh đập bởi chồng của mình. Cuốn sách đã từng bị cấm bởi có quá nhiều chi tiết mô tả về bạo lực, tình dục, sự mâu thuẫn giữa các chủng tộc và ngay cả sự thiếu tin tưởng vào Chúa.

    I Know Why The Caged Bird Sings của Maya Angelon
    Cuốn sách là cuốn tự truyện của tác giả về những năm còn trẻ của cuộc đời mình (từ 3 tới 17 tuổi ở Stamps Arkansas). "I Know Why The Caged Bird Sings" cũng là một câu chuyện minh chứng cho việc sức mạnh và tình yêu của văn chương có thể thắng được nạn phân biệt chủng tộc và hệ quả gây ra bởi nó. Cuốn sách này đã từng bị cấm bởi có quá nhiều đoạn mô tả bạo lực, phân biệt chủng tộc, tình dục và cả những ngôn từ có phần mạnh bạo và không được trong sáng.

    To Kill a Mocking Bird (Giết con chim nhại) của Harper Lee
    Được xuất bản vào năm 1960, cuốn sách đã nhanh chóng nổi tiếng và thậm chí đã đoạt giải thưởng cao quý Pulitzer. Đó là một câu chuyện xen lẫn của ngây thơ, vui vẻ, sự ấm áp và những vấn đề gai góc như nạn phân biệt chủng tộc, cưỡng bức tình dục. Đã có rất nhiều những câu hỏi về giá trị đích thực của cuốn sách khi trong đó cũng có quá nhiều những đoạn văn mô tả tình dục với ngôn từ không trong sáng, mô tả những suy nghĩ phân biệt chủng tộc không lời giải đáp. Tuy vậy, giá trị đích thực của To Kill a Mocking Bird đã dần được công nhận và đã được xuất bản tại Việt Nam.

    Brave New World của Aldous Huxley.
    Được xuất bản năm 1932, cuốn sách là lời chế nhạo đối với Utopia (khái niệm về một xã hội hoàn hảo). Cho tới tận năm 1993, cuốn sách này vẫn còn bị các cơ quan kiểm duyệt ở Mỹ đặt câu hỏi bởi tính nhân văn của nó khi xã hội vẽ ra trong đó là một xã hội xấu xa không lối thoát đối với lớp trẻ.

    Một chín tám tư (1984) của George Orwell
    Cũng giống như Brave New World, cuốn tiểu thuyết được xuất bản năm 1949 của Orwell đã vẽ ra một xã hội trong tương lai đầy tối tăm, không còn sự tự trọng, sự tin tưởng. Chính vì vậy, cuốn sách này đã từng bị American Library Associations cấm (và cả bởi vì những đoạn văn mô tả tình dục trong đó). Cũng chính trong cuốn tiểu thuyết này, khái niệm "Big Brother" đã ra đời. 1984 cũng đã được dựng thành phim và bộ phim này nổi tiếng không kém gì cuốn sách nguyên gốc.

    Lolita của Vladimir Nabokov
    Cuốn sách kể về cuộc tình của một người đàn ông trung niên, từng trải với cô gái trẻ mang tên Lolita (về sau, tất cả những cô gái lớn hơn tuổi của mình thường có biệt danh này). Lolita lúc đầu đã từng bị từ chối bởi 4 nhà xuất bản khác nhau ở Pháp cho tới khi được in bởi một nhà xuất bản chuyên in các truyện khiêu dâm nhưng rồi cũng bị cấm. Tiếp theo đó, Lolita đã bị cấm ở Nam Mỹ, Anh, Argentina do nội dung của mình (nhưng không bị cấm ở Mỹ). Nabokov đã từng được coi là một quái vật nhưng cũng là một người tuyệt vời, từng đốt bản thảo cuốn sách cuối cùng của mình vì không muốn mọi người đọc truyện của mình nữa. Lolita cũng đã được dựng thành phim.

    The Catcher in the Rye (Bắt trẻ đồng xanh) của Salinger
    Ngay khi được xuất bản vào năm 1951, cuốn sách đã leo lên bảng xếp hạng các cuốn sách bán chạy nhất liên tục trong vài tuần lễ. Cuốn sách mô tả ba ngày (chỉ ba ngày) trong cuộc đời của một cậu bé 16 tuổi đang gặp rắc rối. Catcher in the Rye bị cấm có lẽ bởi không ai muốn cậu bé 16 tuổi có những tư tưởng chống đối người lớn này lại trở thành hình mẫu của giới trẻ. Năm 1960, cuốn sách gây xôn xao dư luận khi một hiệu trưởng đã quyết định đuổi việc tức khắc một giáo viên khi biết ông này dùng Catcher in the Rye trong một bài giảng của mình cho học sinh lớp 11. Salinger đã mất ngày 28/1/2010 vừa qua sau khi bước qua tuổi 91.

    Harry Potter của J.K.Rowlings
    Tập truyện này đã bị các vị phụ huynh phản đối khá nhiều do có nhiều cảnh bạo lực, giết chóc, sợ hãi và đề cao thế giới pháp thuật quá mức. Tại một vài nơi tại Anh và Mỹ, tập truyện này đã bị cấm không được đọc trong lớp, không được mượn về nhà và thậm chí đã bị đốt ở nơi công cộng. Tất nhiên, đó chỉ là một vài nơi ít ỏi trên thế giới này. Còn lại, mọi người đều cho rằng Harry Potter là nhân vật giải trí vĩ đại nhất thập kỷ vừa qua.

    Candide của Voltaire
    Một cuốn truyện châm biếm tuyệt vời của nhà văn cổ điển người Pháp. Cuốn sách 30 chương đã kể về sự đen đủi của một chàng trai nhưng thông qua sự đen đủi này đã châm chọc tới tất cả những thế lực lúc đó: nhà thờ, triết gia, nhà cầm quyền… Cho dù bị hội đồng Geneva cấm ngay sau khi cuốn sách được xuất bản, Candide bây giờ đã được coi là một tác phẩm văn học kinh điển của những người yêu văn học.

    The Adventures of Huckleberry Finn của Mark Twain
    Cuốn sách của nhà văn nổi tiếng người Mỹ đã bị cấm bởi chính những người Mỹ chỉ sau 1 năm khi nó được xuất bản, năm 1885. Cuốn sách kể về những chuyến đi của cậu bé Huckleberry và người nô lệ đang trốn chạy Jim, được các nhà văn như Hemingway đánh giá là một hòn ngọc quý trong văn chương Mỹ. Tuy vậy, có tới hơn 200 lần các từ ngữ thô tục xuất hiện trong cuốn sách này và lúc đầu nó đã bị cấm tại nhiều nơi.
     
  6. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.160
    Lượt thích:
    147
    Điểm thành tích:
    124.698
    thoi_cua_thanh_than__hoang_minh_tuong.jpg

    Thời của thánh thần là một tiểu thuyết của nhà văn Hoàng Minh Tường xuất bản vào tháng 8 năm 2008. Sách dày 650 trang, chia làm hai phần với 29 chương, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Cuốn sách đề cập đến vấn đề trong xã hội Việt Nam trong thời kỳ từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến thời kỳ hội nhập hiện nay, như cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, thống nhất đất nước, di tản, hòa hợp dân tộc... thông qua số phận của một gia đình.



    Đề tài
    Tiểu thuyết này viết về những số phận khác nhau của những con người trong một gia đình có truyền thống khoa bảng ở một làng quê châu thổ sông Hồng. Bốn anh em trai nhà họ Nguyễn Kỳ là Khôi, Vĩ, Vọng, Quặc (ba người con đẻ, một con nuôi), sau Cách mạng tháng Tám 1945, mỗi người đi xa một ngả.

    Sau đó, có người trở thành cán bộ lãnh đạo; có người là nhà thơ nhưng bị quy là thành phần phản động, theo nhóm Nhân văn Giai phẩm, thuộc hàng ngũ xét lại; có người lại di cư vào Nam rồi đi di tản sang Mỹ; người thì ở nhà cày ruộng... "Ba thế hệ của một gia đình, từ ông Lý Phúc, đến bốn người con trai của ông, rồi đến những đứa cháu của ông đã vật vã trên nửa thế kỉ của đất nước trong cơn gió bụi và cuộc bể dâu. Dòng xoáy khốc liệt suốt hai cuộc chiến tranh đã cuốn họ đi, nhào nặn nên tính cách và số phận của họ."[1].[2]

    Toàn bộ các sự kiện lớn của đất nước, bao gồm Cải cách ruộng đất; đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm, chống Xét lại; Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước; đến hoà hợp dân tộc... những vấn đề cốt lõi ấy, được xem xét và đánh giá qua những số phận mấy đời chìm nổi của một gia đình đều được tái hiện thông qua số phận của gia đình và những người con, cùng như những người có liên quan.

    Bị thu hồi
    Ngay sau khi phát hành trong tháng 8 năm 2008, sách đã bị thu hồi[3]. Một số bài bình luận đã đăng và đăng lại trên các trang tin điện tử đã bị bóc đi[1].

    Nhận xét
    • Tác giả Phương Ngọc (bài từng được đăng trên tờ Vietimes và đã bị rút) đánh giá tác phẩm này là một "tiếng nổ của văn xuôi"[3].
    • Nhà phê bình Vũ Nho khen cuốn sách là "một bứt phá mới ngoạn mục", ông dự đoán nó "sẽ được độc giả đón nhận nồng nhiệt"[3].
     
  7. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.160
    Lượt thích:
    147
    Điểm thành tích:
    124.698
    Diệt vong by thomas bernhard

    diet vong.jpg

    DIỆT VONG là tiểu thuyết cuối cùng và đen tối nhất của Thomas Bernhard. Xuyên suốt tác phẩm là tự sự của Franz-Josef Murau, con cừu đen trí thức trong một gia đình quý tộc lâu đời ở Áo, bị ám ảnh bởi căn tính của mình, căm ghét gia đình mình, ghê sợ tôn giáo của mình, yêu quí đất nước Áo, nhưng lại căm thù nhà nước Áo, Murau đã phân tích thấu đáo thực trạng vừa giả tạo vừa đê tiện vừa phù phiếm của xã hội, nhưng bên cạnh đó là những nhận thức bản thể tự thân, ông lý giải về sự tồn tại của bản thân trong tâm trí chính chúng ta và sự tồn tại của chúng ta trong mắt tha nhân. Với một phong cách phóng túng cường điệu, lối kể chuyện tinh tế, tri kiến sâu rộng, cùng thủ pháp độc thoại monologue bậc thầy, Thomas Bernhard được coi là người khổng lồ hùng mạnh nhất của văn học Đức ngữ kể từ sau chiến tranh thế giới II.

    [​IMG]
    --

    “Với sự dữ dội ngạt thở... Qua tiếng nói của Murau, Thomas Bernhard tấn công thế giới hiện đại, được minh họa bởi nơi chôn rau cắt rốn của ông, nước Áo. ”

    Chicago Tribune

    "Sự tinh tế khác biệt của Diệt vong nằm ở sự mô tả ý thức trong hành động: Murau, hóa ra, có thể yếu đuối, đáng ngưỡng mộ, khó hiểu hoặc độc địa, nhưng tâm trí của anh ta, như được mô tả trên trang giấy, dường như hoàn toàn đúng với cuộc sống. "

    - Washington Post Book World

    “Không phải mọi kẻ điên đều là thiên tài. Nhiều người được gọi thế nhưng số người thực sự như vậy thì rất ít. Đó là một câu lạc bộ riêng biệt, nhưng Bernhard đã bước chân vào đó... Giống như Swift, Bernhard viết như một con quái vật thiêng liêng... Ông là một nghệ sĩ biểu diễn văn học xuất chúng: một người đi đến cực đoan bằng cách truyền sức sống cho ý thức của chúng ta về khả năng của con người, tuy nhiên lại mang tính phá hoại."

    The Wall Street Journal

    Tác phẩm

    Diệt vong

    Tác giả

    Thomas Bernhard

    Dịch giả

    Hoàng Đăng Lãnh

    Nhà xuất bản

    Hội Nhà Văn

    Khổ sách

    15 x 24 cm

    Số trang

    478

    Giá bìa

    188.000đ

    Ngày xuất bản

    Tháng 6/2018

    ISBN

    978-604-967-696-3

    Thể loại

    Tiểu thuyết
     
  8. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.160
    Lượt thích:
    147
    Điểm thành tích:
    124.698
    Với "Diệt vong", Thomas Bernhard viết ở một tầm cao khác, vượt xa những gì người ta có thể tưởng tượng, sống động và bất ngờ, điên rồ và tàn bạo, quái dị và phức tạp.

    Khi Franz-Josef Murau nhận được tin cha mẹ và anh trai vừa chết trong một tai nạn xe hơi, ông biết ngay mình sẽ được thừa kế lâu đài - đất đai - tài sản của dòng họ để lại. Ông khởi sự viết một cuốn sách độc thoại dài gần 500 trang chỉ để trả lời cho câu hỏi: “Làm cách nào để thoát khỏi cái mớ bòng bong thừa kế tự nhiên rơi vào đầu như thế?”.

    Để trả lời cho câu hỏi đó, ông liệt kê toàn bộ oán hận của mình với gia đình, với anh em họ hàng, và cả với đất nước của mình, và quá khứ phát xít của dân tộc Áo cũng được ông đưa ra để bình xét, không những thế ông tìm mọi chủ đề phê bình từ trí thức nhà thơ nhà văn đến người công nhân lao động bình thường, cả những thợ săn cho đến cô hầu gái, người phục vụ… cũng không thoát khỏi con mắt soi mói đầy phán xét của ông, tất cả chỉ để phục vụ cho mục đích duy nhất: là chối bỏ thừa kế.

    [​IMG]
    Tiểu thuyết Diệt vong do Tao Đàn và NXB Hội Nhà Văn phát hành tháng 7.
    Dĩ nhiên những chủ đề ám ảnh như vậy đòi hỏi một hình thức cũng ám ảnh không kém. Trong cuộc đấu tranh để mô tả ý thức hành động, Thomas Bernhard mài giũa một liên minh tinh tế về cấu trúc và ý tưởng.

    Diệt vong trở thành một cuộc độc thoại liên tu bất tận, cả cuốn sách gần năm trăm trang chỉ chia làm hai đoạn, những dòng chữ chảy tràn, không một ngắt đoạn, không xuống dòng, những câu văn dường như vô tận, kéo dài từ chủ thể này sang chủ thể khác mà không cần tạm dừng để thở, người đọc như bị kéo vào hình thức tàn bạo đặc biệt. Và điều đó làm tổn thương mọi cảm xúc từ sự trầm ngâm đến sự cuồng loạn.

    Người ta cảm giác người kể chuyện Franz-Josef Murau, con cừu đen trí thức trong một gia đình quý tộc lâu đời ở Áo, đang bị mắc kẹt trong tâm tưởng của mình, mắc kẹt trong những lời chỉ trích của chính mình, ý thức về sự giả dối và xấu xa của bản thân, nhưng ông không muốn và không chịu nhìn nhận một cách khách quan.

    Thomas Bernhard là bậc thầy trong việc phát triển độc thoại. Ông dựng nên những nghịch cảnh, và đặt người ta vào những biên cảnh ngặt nghèo, để khám phá sự khác biệt của mọi người ở mọi hoàn cảnh, tận hưởng niềm vui khi có tin xấu, tận hưởng hạnh phúc trong hoàn cảnh tồi tệ.

    Ông theo đuổi chủ nghĩa duy mỹ, phương châm của ông là châm biếm và trả thù, ông thích để con người chống lại con người, đẩy con người đến điểm cực hạn cho tới khi người ta phải bật trở lại. Ông giống như một nghệ sĩ cường điệu, đẩy mọi ý tưởng đến cùng cực, đòi hỏi một dạng chủ nghĩa cực đoan tương tự.

    [​IMG]
    Nhà văn Thomas Bernhard. Ảnh: Andrej Reiser
    Người ta bảo Thomas Bernhard bạo lực ngôn ngữ cũng không có gì sai, câu châm ngôn nổi tiếng của Wittgenstein “giới hạn ngôn ngữ của tôi là giới hạn thế giới của tôi” rất đúng với trường hợp của ông, Bernhard đã cố gắng mở rộng giới hạn bên ngoài của ngôn ngữ của mình đến mức nó có thể bao gồm cả những hình thái cực đoan nhất trong trải nghiệm của con người.

    Thomas Bernhard viết ở một tầm cao khác, vượt xa những gì người ta có thể tưởng tượng, sống động và bất ngờ, điên rồ và tàn bạo, quái dị và phức tạp, tất cả đã tạo nên một cuốn Diệt vong tối thượng ảm đạm.

    Tác giả Thomas Bernhard là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch người Áo. Ông được coi là tác gia Đức ngữ quan trọng nhất thời hậu chiến. Được đánh giá cao ở nước ngoài nhưng tại Áo, ông lại bị chỉ trích là kẻ “vạch áo cho người xem lưng” khi các tác phẩm của ông thẳng thắn chỉ ra và cay nghiệt phê phán các thói tật của quê hương, bao gồm của quá khứ Quốc xã.

    Phương Nguyên


    Theo Zing.me
     

Chia sẻ trang này