"Anh hùng Mạc Thị Bưởi" - Bộ tem Việt Nam đắt giá nhất

Tin đăng trong 'Sưu tầm, đồ cổ, cổ vật, tem, tài liệu cổ' bởi admin, Cập nhật cuối: 03/05/2018.

  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    13.911
    Lượt thích:
    90
    Điểm thành tích:
    123.029
    Anh hùng liệt sỹ Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 tại xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Bà đã có nhiều công lao đóng góp cho phong trào cách mạng địa phương. Bị giặc Pháp bắt và tra tấn dã man, bà vẫn giữ vững khí tiết cách mạng và anh dũng hy sinh vào ngày 23-04-1951, khi mới 24 tuổi. Ngày 31-08-1955, Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa truy tặng bà danh hiệu Anh hùng Quân đội (nay là danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) ngay trong đợt phong tặng đầu tiên và Huân chương Quân công hạng nhì.

    [​IMG]
    Bộ tem "Anh hùng Mạc Thị Bưởi".

    Năm năm sau ngày Mạc Thị Bưởi hy sinh, để tưởng nhớ người liệt sỹ anh hùng, ngày 03-11-1956, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem “Anh hùng Mạc Thị Bưởi (1927 - 1951)” gồm 4 mẫu thể hiện trang trọng chân dung Mạc Thị Bưởi, do họa sĩ Bùi Trang Trước thiết kế, in offset 1 màu tại Nhà in Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.
    • Mã số bộ tem theo Danh mục Tem bưu chính Việt Nam: 19
    • Mã số tem theo Danh mục Tem bưu chính Việt Nam: 64-67
    • Giá bán tem sống có răng theo Danh mục Tem bưu chính Việt Nam 2005: 9.280.000 đ
    • Mã số tem theo Danh mục Scott (Hoa Kỳ): 43-46
    • Giá bán tem sống có răng theo Danh mục Scott 2009 (Hoa Kỳ): 650 USD
    • Giá bán tem chết thực gửi có răng theo Danh mục Scott 2009 (Hoa Kỳ): 700 USD
    • Giá bán tem CTO có răng theo Danh mục Scott 2009 (Hoa Kỳ): 100 USD
    • Giá bán tem sống có răng trên thị trường tem chơi Việt Nam: 9.000.000 - 10.000.000 đ
    • Giá bán tem chết có răng trên thị trường tem chơi Việt Nam: 800.000 - 1.000.000 đ
    [​IMG]
    Giá bộ tem trên Danh mục Scott 2009.

    Do bộ tem này có giá mặt rất cao và do số lượng của nó còn tồn tại rất ít trên thị trường tem chơi Việt Nam và quốc tế nên cho tới thời điểm hiện nay, nó vẫn giữ kỷ lục là bộ tem Việt Nam đắt giá nhất.

    Hiện nay, vẫn chưa có một kết luận khoa học chính thức nào về nguyên nhân khiến số lượng của bộ tem này ít đi. Có vài giả thiết lan truyền trong giới sưu tập tem nhưng đáng chú ý là 2 giả thiết sau:

    1. Do kho chứa bộ tem này ở Hải Dương bị cháy không lâu sau ngày phát hành. Nguyên nhân của vụ cháy cũng còn rất nhiều tranh cãi. Có người nói máy bay Pháp bắn cháy kho tem. Theo sử sách, người lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hải Phòng từ ngày 13-05-1955 nhưng đến ngày 03-11-1956 mới phát hành bộ tem này thì làm gì còn máy bay Pháp đến bắn cháy kho tem. Lại có người nói máy bay Mỹ bắn cháy kho tem. Nhưng theo sử sách, đầu tháng 08-1964, Mỹ mới bắt đầu tiến hành không kích miền Bắc Việt Nam sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ.

    2. Vào thời điểm sau khi bộ tem Mạc Thị Bưởi được phát hành, Nhà nước ta lúc ấy vẫn thực hiện chính sách “Công tư hợp doanh”. Có đơn vị “Công tư hợp doanh” đã nhập khẩu rất nhiều len từ các nước Đông Âu về Việt Nam để sau đó xuất khẩu sang Lào. Để tránh thuế mậu dịch, số len xuất sang Lào đó thường được đóng thành từng kiện nhỏ 1 kg và gửi qua bưu điện dưới dạng quà biếu phi mậu dịch. Thời ấy chỉ có bộ tem Mạc Thị Bưởi mới có giá mặt cao là 4.000 đồng5.000 đồng nên hầu hết những mẫu tem Mạc Thị Bưởi có giá mặt cao này được người ta dùng làm cước phí dán lên các bưu kiện len gửi sang Lào. Có người đã gửi hàng trăm bưu kiện như vậy sang Lào mỗi ngày. Do vậy mà số lượng của hai mẫu tem Mạc Thị Bưởi giá 4.000 đồng và 5.000 đồng bị hao hụt khá nhanh và đi đến cạn kiệt.
     
    Đang tải...
  2. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    13.911
    Lượt thích:
    90
    Điểm thành tích:
    123.029
    Anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưởi




    [​IMG]
    Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 tại xã Nam Tân, huyện Nam Sách Dân tộc Kinh Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Mạc Thị Bưởi là một chiến sỹ du kích, một cán bộ cơ sở, hoạt động ở địa phương. Với lòng căm thù sâu sắc thực dân xâm lược, và giai cấp phong kiến áp bức, bóc lột, cô khắc phục khó khăn, kiên trì xây dựng cơ sở, vận động và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống giặc trong những năm 1946-1947, tham gia công tác phụ nữ ở địa phương.

    Năm 1949, địch về đóng bốt Trung Hà, tại quê hương, chúng làm hàng rào, tháp canh, càn quét, vây bắt cán bộ. Vì vậy cán bộ ở xã Nam Tân bị bật sang các vùng lân cận. Trong điều kiện khó khăn ấy, một mình cô vẫn bám dân, bám đất, kiên trì hoạt động, giác ngộ nhân dân, xây dựng cơ sở kháng chiến, đào hầm bí mật, đón cán bộ về chỉ đạo kháng chiến. Kết quả, cô đã tổ chức được 3 tổ nữ du kích, xây dựng 35 cơ sở ở ba thôn của xã; vận động quần chúng chống nộp thuế, đi phu cho giặc

    Năm 1950, bộ đội ta đánh bật bốt Thanh Dung(?), Mạc Thị Bưởi làm liên lạc, lúc nổ súng cô đã bò qua 3 hàng rào dây thép gai và ra vào vị trí địch ba bốn lần để truyền lệnh và báo tình hình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều lần cô cùng cán bộ huyện đột nhập vào các xã để diệt tề, trừ gian, bảo vệ cơ sở.

    Năm 1951, Mạc Thị Bưởi làm nhiệm vụ vận động nhân dân vùng tạm chiến chuẩn bị gạo, đường, sữa chuyển ra vùng tự do phục vụ chiến dịch Trần Hưng Đạo, đánh đường 18. Cô đã tổ chức vận chuyển ra vùng tự do chu đáo. Trong chuyến cuối cùng, cô không may bị địch phục kích bắt được.

    Từ lâu cô đã bị địch theo dõi và chúng treo giải thưởng lớn, nếu ai bắt Mạc Thị Bưởi, nhưng không tìm ra tung tích cô . Khi sa vào tay giặc, chúng đã tra tấn cực kỳ tàn bạo, cô cắn răng chịu đựng không khai một lời, trung thành tuyệt đối với tổ chức. Biết không thể khuất phục được người con gái kiên cường này, giặc đã treo cô lên bụi tre và dùng dao chọc tiết lợn giết cô. Mạc Thị Bưởi hy sinh khi mới 24 tuổi xuân. Nhân dân địa phương và tất cả đồng đội vô cùng thương tiếc. Tấm gương của Mạc Thị Bưởi đã thúc dục các tất cả mọi người dũng cảm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù để trả thù cho cô và cho đồng bào đã bị giặc giết hại.

    Ngày nay Đảng bộ và nhân huyện Nam Sách đã dựng tượng đài Mạc Thị Bưởi, cạnh quốc lộ 5 và xây nhà tưởng niệm tại khu vực đền thờ Mạc Đĩnh Chi để ghi công và tưởng nhớ người con gái anh hùng của quê hương. Tại thành phố Hải Dương có một con đường mang tên cô ngay trong trung tâm thành phố bên cạnh những cái tên như Bùi Thị Cúc...
     

Chia sẻ trang này