Review CUỘC CÁCH MẠNG MỘT CỌNG RƠM (Masanobu Fukuoka)

Tin đăng trong 'Review sách' bởi admin, Cập nhật cuối: 20/08/2018.

  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.156
    Lượt thích:
    143
    Điểm thành tích:
    124.698
    [​IMG]

    CUỘC CÁCH MẠNG MỘT CỌNG RƠM (Masanobu Fukuoka)

    Quyển này cũng lạ lắm, vì với mình nó có thể được chia làm 2 phần:

    Phần 1 [​IMG] khoảng 2/3 đầu tiên, khi Fukuoka nói về việc làm nông tự nhiên, mình lao vào đọc ngấu nghiến như cá gặp nước, tơm tớp tơm tớp. Cách lý giải và ví dụ thực tế của ông về việc làm nông tự nhiên quá hay, quá lý tưởng, quá đẹp. Những cánh đồng ngũ cốc và những vườn cây ăn quả của Fukuoka đúng là vườn địa đàng cho mấy đứa thành phố khát khao một cuộc sống viên mãn như trong truyện cổ tích (như mình).

    Ông đã hoàn toàn thuyết phục được mình khi nói rằng, làm nông tự nhiên là cách tốt nhất cho đất, cho lúa, và cho người. Các loại máy móc và phân hóa học đang làm hỏng nền nông nghiệp và đất đai, trong khi những đòi hỏi vô lý của người tiêu dùng đang khiến cuộc sống của người nông dân chật vật hơn. Không chỉ nói suông, Fukuoka còn đưa ra những phương pháp thực tiễn để giúp mình hiểu “làm nông tự nhiên” là như thế nào, cụ thể là trồng cái gì, vào mùa nào, ngăn ngừa (hay không ngăn ngừa) sâu bọ phá hoại ra sao, v.v. Cách làm nông “không làm gì cả” và triết lý sống nương theo tự nhiên của ông quấn vào nhau rất chặt chẽ, không thể tách rời. Tóm lại, đọc xong chỉ muốn xắn quần xắn áo đi làm nông dân luôn.

    Phần 2 [​IMG] khoảng 1/3 sau của sách, khi Fukuoka bắt đầu thể hiện một sự cực đoan hơn trong niềm tin vào lối sống tự nhiên và phủ nhận khoa học. Đến đây thì mình không còn bị Fukuoka thu phục hoàn toàn nữa. Fukuoka cho rằng khoa học không thể giúp cuộc sống tốt lên, và con người sinh ra hay chết đi đều là một phần của tự nhiên nên chẳng cần phải đi tìm ý nghĩa hay mục đích của cuộc sống.

    Có thể do mình còn trẻ và còn nhiều ham muốn, nên mình chưa tiếp thu được kiểu suy nghĩ con sứa này. Nghe thì có vẻ rất thiền, rất đẹp, rất tự do, nhưng mình thấy nó hời hợt quá, không thể giúp xã hội đi lên được. Quay về với tự nhiên là tốt, nhưng bản thân con người khi sinh ra đã có trí thông minh thì phải sử dụng nó vào việc có ích, không thể phó mặc. Ông nói không nên phân biệt khái niệm này với khái niệm khác, nên nhìn mọi thứ trong cùng một tổng thể chính là tự nhiên, nhưng bản thân ông khi nói về khoa học lại không coi nó là một phần của tự nhiên, bản thân ông lại phủ nhận khoa học chính là nỗ lực để hiểu tự nhiên của con người.

    Dù sao đi nữa, có một điều mình rất thích là giọng điệu của Fukuoka trong quyển này: tự do và không kiêng nể. Ông chẳng quan tâm là mình đang gây hấn với ai, ông cứ nói bất kỳ thứ gì ông tin.

    Và cho dù bạn có đồng ý với quan điểm của ông hay không, thì bạn vẫn sẽ tôn trọng nó. Bởi sự cực đoan này là dấu hiệu của một niềm tin mãnh liệt, mà niềm tin mãnh liệt như vậy bản thân nó đã rất đáng nể rồi.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này