Lang đồ đằng (tên tiếng Anh là The Wolf Totem) by Khương Nhung

Tin đăng trong 'Giới thiệu sách mới | New books' bởi admin, Cập nhật cuối: 20/07/2018.

  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.160
    Lượt thích:
    147
    Điểm thành tích:
    124.698
    [​IMG]

    [​IMG]

    Lang đồ đằng (tên tiếng Anh là The Wolf Totem) by Khương Nhung

    Đây là một bộ sách lạ - một kỳ thư duy nhất trên thế giới, mô tả nghiên cứu về sói thảo nguyên Mông Cổ. Đọc sách này chúng ta được thưởng thức một món ăn tinh thần vô tận về tôtem sói. Bởi lẽ nó vô cùng phong phú, bởi lẽ nó không thể tái hiện. Vì rằng những đoàn thiết kị Mông Cổ và sói Mông Cổ tự do tung hoành trên thảo nguyên đang hoặc đã biến mất, tất cả những truyền thuyết, những câu chuyện về sói đang mất dần trong kí ức của chúng ta, và chỉ lưu lại trong ta và các thế hệ mai sau những ký hiệu ngôn ngữ của lời nguyền rủa và chửi bới cay độc. Nếu như không có sách này thì sói, đặc biệt là sói thảo nguyên Mông Cổ - bộ máy phát lực của sùng bái vật tổ và sự tiến hoá tự nhiên của nền văn minh cổ đại Trung Quốc, chẳng khác những vật không phát sáng trong vũ trụ, rời xa quả đất và nhân loại, lênh đênh trong cõi vô cùng tận bất khả tri, lạnh nhạt trước sự dốt nát ngu xuẩn của chúng ta.

    Cách đây hơn ba mươi năm, Khương Nhung là thanh niên trí thức Bắc Kinh, ông tình nguyện về lao động ở thảo nguyên Ơlôn Mông Cổ mười một năm. Ở thảo nguyên ông từng chui vào hang sói, từng đào bắt con sói, từng nuôi sói nhỏ, từng chiến đấu với sói, cũng từng sống chung với sói, coi sói như đồng đội, như bạn bè. Thậm chí đã từng hoạn nạn với sói con, trải qua cuộc sống tinh thần "du mục" cực khổ thời trai trẻ. Bầy sói Mông ổ dẫn ông đi xuyên suốt mê lộ ngàn năm, tới trung tâm của những câu hỏi lớn. Chính là sự khôn ngoan và trí tuệ của sói, tài năng quân sự và tính cách ngoan cường của sói, sức hấp dẫn ma mị của sói, khiến Khương Nhung gắn bó với sói như một mối lương duyên. Sói là ông tổ, là tổ sư, là thần chiến tranh và là tấm gương sáng của người thảo nguyên.

    Cuốn sách tập hợp mấy chục chuyện về sói, tình tiết gay cấn, quyết liệt mà lạ lùng thần bí. Mỗi chương, mỗi tình tiết đều đem lại khoái cảm cho độc giả, đã đọc là không thể dừng lại nửa chừng. Giống như thần linh, những con sói Mông Cổ bất thình lình từ trong sách nhảy ra mà cất tiếng tru, chiến thuật cao siêu của sói mỗi cuộc trinh sát , cách bày binh, bố trận, phụ kích, tập kích, sự lợi dụng tài tình về khí tượng, địa hình, khí phách coi cái chết nhẹ như lông hồng và tinh thần bất khuất thân ái trong cộng đồng, mối quan hệ giữa sói và các con vật trên thảo nguyên...

    Lang đồ đằng (tên tiếng Anh là The Wolf Totem), tiểu thuyết ăn khách của nhà văn Trung Quốc Khương Nhung đã được tập đoàn xuất bản Penguin Group mua bản quyền để phát hành bằng tiếng Anh với giá 100 ngàn USD. Đây là giá bán bản quyền tiểu thuyết với nước ngoài cao nhất từ trước đến nay tại Trung Quốc “Ngoài số tiền kỷ lục này, Penguin Group còn đồng ý trả cho tác giả 10% tiền tác quyền cho mỗi quyển sách bán ra, cao gần gấp đôi so với mức giá tại Trung Quốc. Chúng tôi đã thương lượng với nhiều nhà xuất bản lớn của nước ngoài, nhưng Penguin đã đưa ra mức giá rất tốt và một kế hoạch cụ thể để phát hành bản tiếng Anh The Wolf Totem trên toàn cầu” - đại diện của nhà văn Khương Nhung cho biết. Lang đồ đằng là câu chuyện pha trộn giữa lịch sử và huyền thoại về mối quan hệ giữa những người Nội Mông sống trên thảo nguyên và loài sói thông qua cái nhìn của một chàng sinh viên trong thời kỳ Cách mạng văn hoá. Phát hành năm 2004, tiểu thuyết này tiêu thụ hơn 1 triệu bản và liên tiếp nhiều tháng liền đứng đầu danh sách tiểu thuyết bán chạy nhất tại Trung Quốc. Khương Nhung, tác giả của Lang đồ đằng năm nay 58 tuổi, hiện đang là giáo sư tại Đại học Bắc Kinh đã có hơn 30 năm nghiên cứu và viết sách. Ông cũng đã sống nhiều năm tại Nội Mông trong thời kỳ Cách mạng văn hoá.

    Sức hấp dẫn của nó, theo tác giả, một phần là ở chỗ, cuốn sách đã góp phần lý giải một trong những bí ẩn lớn của lịch sử: "Tại sao Thành Cát Tư Hãn lại có đủ sức mạnh xâm chiếm và làm bá chủ của một diện tích lớn như thế của thế giới với một đạo quân không lấy gì đông đảo như vậy?"
    "Câu trả lời nằm ở những giao thoa văn hoá chung giãư phương Đông và phương Tây, đó chính là văn hoá du mục. Chủ nghĩa du mục mà người ta thường nói đến chất chứa rất nhiều khía cạnh bạo lực nhưng nó cung mang nhiều yếu tố tự do. Văn hoá súng bái sói bắt đầu rất sớm ở Mông Cổ và phức tạp hơn rất nhiều so với bất cứ nơi nào khác trên thế giới". - Howard W. French - The New York Times.

    Mời bạn đón đọc.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này