Tham khảo LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC: QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC ASEAN - TRUNG QUỐC TỪ 91-10

Tin đăng trong 'Luận văn, luận án, Tài liệu tham khảo | Thesis' bởi admin, Cập nhật cuối: 11/06/2018.

  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.156
    Lượt thích:
    143
    Điểm thành tích:
    124.698
    [​IMG]
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
    QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
    QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC
    ASEAN - TRUNG QUỐC TỪ 1991 - 2010

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Ý nghĩa thực tiễn
    Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc đã được tuyên bố thiết lập tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 7 họp ở Bali, Indonesia, tháng 10/2003. Cho tới nay, mối quan hệ này đã trải qua 11 năm xây dựng.
    Sau hơn một thập kỷ cùng nhau nỗ lực phấn đấu, Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc (từ đây viết là QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc) đã thu được những kết quả đáng ghi nhận. Hòa bình, an ninh và hợp tác ở Đông Nam Á đang được gây dựng. Chưa bao giờ Đông Nam Á trở thành tâm điểm chú ý của các nước lớn như trong thời gian vừa qua. Việc xây dựng QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc đã mang lại lợi ích cho cả hai bên, dù chưa thật đồng đều.
    Do những kết quả trên, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc lần thứ 13 họp tại Hà Nội tháng 10/2010, các nhà lãnh đạo hai bên đã quyết định làm sâu sắc hơn QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc. Thực hiện quyết tâm trên, họ đã thông qua Kế hoạch hành động để thực hiện Tuyên bố chung về QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc vì Hòa bình và Thịnh vượng giai đoạn 2011 - 2015.
    Kế hoạch này được triển khai trong môi trường quốc tế và khu vực khá phức tạp. Một số vấn đề nảy sinh trong quá trình xây dựng QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc đang trở thành lực cản đối với sự phát triển tiếp tục của mối quan hệ này. Không những thế, quan hệ giữa một vài nước thành viên ASEAN với Trung Quốc đã trở nên căng thẳng do những hành động gây hấn ngày càng ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông.
    Trong bối cảnh như vậy, việc nhìn lại quá trình xây dựng QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc, làm rõ những thành tựu, hạn chế và nhất là chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó thật sự là cần thiết và cấp bách. Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp căn cứ khoa học để đề xuất các sáng kiến, các khuyến nghị nhằm thúc đẩy QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc tiến lên phía trước.
    Là một nước thành viên ASEAN, Việt Nam đã tham gia vào Quan hệ đối thoại ASEAN - Trung Quốc ngay từ tháng 7/1995 và chịu sự tác động trực tiếp, mạnh mẽ từ mọi tiến triển trong mối quan hệ này. Nhưng cho tới nay, ở Việt Nam, việc nghiên cứu về quan hệ ASEAN - Trung Quốc nói chung, QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc nói riêng còn thiếu hệ thống. Thực tế đó đang hạn chế sự tham gia và đóng góp của Việt Nam vào tiến trình này.
    Các kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần làm gia tăng sự hiểu biết về QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc cho cán bộ, nhân dân ta. Các kết quả đó cũng sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam có thêm căn cứ khoa học để hoạch định chính sách tham gia của Việt Nam vào QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc trong thời gian tới.
    1.2. Ý nghĩa khoa học
    QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc là một cặp Quan hệ đối tác chiến lược mới. Đây là loại hình Quan hệ đối tác chiến lược giữa một tổ chức hợp tác khu vực, bao gồm các nước vừa và nhỏ, với một cường quốc đang nổi lên, đang thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”. Vì sao ASEAN lại thiết lập Quan hệ đối tác chiến lược với một cường quốc như vậy? Còn Trung Quốc lại lựa chọn chính ASEAN, chứ không phải bất kỳ tổ chức hợp tác khu vực nào trên thế giới, để thể nghiệm việc xây dựng Quan hệ đối tác chiến lược của họ với các tổ chức hợp tác khu vực?
    Quá trình xây dựng QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc cũng có những đặc điểm riêng. Mối quan hệ này được thiết lập và được triển khai xây dựng trong bối cảnh Mỹ thực hiện chiến lược “xoay trục” và gia tăng can dự ở Đông Nam Á. Sự gia tăng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đó có ảnh hưởng như thế nào đối với quá trình trên? Lợi ích trong quá trình xây dựng quan hệ ASEAN - Trung Quốc được phân phối như thế nào? Có vấn đề gì nảy sinh không trong quá trình xây dựng quan hệ đối tác đó?...
    Việc trả lời các câu hỏi trên không chỉ có ý nghĩa thực tiễn mà còn góp phần làm phong phú thêm lý luận về quan hệ quốc tế nói chung, Quan hệ đối tác chiến lược nói riêng.
    Do ý nghĩa thực tiễn và khoa học quan trọng trên, nghiên cứu sinh đã quyết định lựa chọn đề tài “Quá trình xây dựng Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc (1991-2010)” làm luận án Tiến sỹ Lịch sử của mình.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu:
    Phân tích và đánh giá quá trình xây dựng QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc, làm rõ những thành tựu và tác động của quá trình xây dựng QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc đối với Đông Nam Á và đối với mỗi chủ thể tham gia vào quan hệ đó.
    Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của Quan hệ đối tác ASEAN - Trung Quốc;
    - Phân tích quá trình thiết lập, nội dung, bản chất và tình hình thực hiện QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc từ cuối năm 2003 tới hết năm 2010;
    - Chỉ ra đặc điểm, thành tựu và tác động của quá trình xây dựng QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc đối với Đông Nam Á, ASEAN, Trung Quốc và Việt Nam sau 7 năm triển khai xây dựng.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu Quan hệ đối tác chiến lược giữa tổ chức ASEAN với một quốc gia, đó là Trung Quốc.
    Phạm vi nghiên cứu
    Luận án tập trung phân tích quá trình xây dựng quan hệ trên từ 1991 đến 2010. Tuy nhiên, những vấn đề sự kiện từ trước 1991 và sau 2010 cũng được đề cập đến.
    4. Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp luận: Luận án sử dụng hệ thống các quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết Mac - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thế giới, về khu vực và quan hệ quốc tế ở thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh làm phương pháp luận để nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó cơ sở lý luận về quan hệ quốc tế, những thuyết về chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa thể chế, thuyết về địa chính trị…cũng được sử dụng.
    Phương pháp nghiên cứu: Đây là đề tài thuộc chuyên ngành Lịch sử thế giới cận hiện đại. Do vậy, để nghiên cứu đề tài nghiên cứu sinh đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử như phương pháp lịch đại, đồng đại, phương pháp nghiên cứu văn bản… Các phương pháp logic, thống kê, so sánh, xây dựng bảng biểu… của một số ngành khoa học khác cũng được nghiên cứu sinh sử dụng khi cần thiết và thích hợp.
    5. Nguồn tài liệu sử dụng để viết luận án
    - Tài liệu gốc
    + Các văn kiện hợp tác đã được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc, các tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc hàng năm từ 1991 tới 2010;
    + Các diễn văn, các bài phát biểu của Tổng Thư ký ASEAN, các nhà lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc;
    + Các báo cáo của Ban Thư ký ASEAN, của Bộ Ngoại giao Trung Quốc và các cơ quan có thẩm quyền của hai bên;
    + Các số liệu thống kê do Ban Thư ký ASEAN và Chính phủ Trung Quốc công bố.
    - Tài liệu tham khảo
    + Các công trình nghiên cứu đã công bố của các học giả trong và ngoài nước về quan hệ ASEAN - Trung Quốc;
    + Các tư liệu thu thập từ báo chí kể cả báo điện tử, các hãng thông tấn có uy tín của các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc.
    6. Những đóng góp mới của luận án
    - Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu tương đối có hệ thống và toàn diện về quá trình xây dựng QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc từ 1991 đến 2010;
    - Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, quá trình thiết lập và hiện thực hóa quan hệ QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc;
    - Chỉ ra được những đặc điểm chính trong quá trình trên và nêu bật những thành tựu và tác động của chúng tới môi trường an ninh và hợp tác ở Đông Nam Á, cũng như tới quan hệ ASEAN - Trung Quốc hiện nay;
    - Luận án là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ quốc tế ở Đông Á, Đông Nam Á nói chung, lịch sử ASEAN và quan hệ đối ngoại của Trung Quốc nói riêng.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài Mở đầu và Kết luận, Luận án gồm 4 chương:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
    Chương 2: Cơ sở hình thành QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc
    Chương 3: Thiết lập và hiện thực hóa QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc
    Chương 4: Đánh giá quá trình xây dựng và phát triển QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc
    Phần cuối Luận án là Danh mục các công trình đã công bố của nghiên cứu sinh, Tài liệu tham khảo và Phụ lục.

    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    Có rất nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ ASEAN - Trung Quốc được công bố bằng những ngôn ngữ khác nhau. Trong khả năng của mình, nghiên cứu sinh chỉ điểm lại một số công trình liên quan trực tiếp tới các nội dung của Luận án có thể tiếp cận được.
    1.1. Các công trình lý luận về QHĐTCL và những luận điểm về QHĐTCL của Trung Quốc
    Việc nghiên cứu lý luận về Quan hệ đối tác chiến lược (QHĐTCL) chưa nhiều. Có thể kể ra một số bài viết như: "Strategic Partnerships”; bài “Đối tác chiến lược: Khuôn khổ quan hệ trong thời đại toàn cầu hóa” của TS.Trần Việt Thái và bài "Nội hàm về QHĐTCL và những mối QHĐTCL của Việt Nam” của Nguyễn Hoài Sơn; bài "Về QHĐTCL" đăng trên Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), số ra 4/2/2004.... Trong các bài viết trên, các tác giả đã đưa ra định nghĩa về QHĐTCL, vị trí của nó trong hệ thống quan hệ quốc tế đương đại, đặc điểm, các cơ sở cần thiết để các các quốc gia, các khu vực có thể thiết lập QHĐTCL với nhau.
    Viết về các luận điểm riêng của Trung Quốc về QHĐTCL cũng có một số bài, trong đó đáng chú ý là bài viết “Between New Terms and Classical Thoughts: Logic of “Strategic Partnership” of Chinese Foreign Policy” của Masayuki Masuda. Bài viết đã làm rõ quan điểm của Trung Quốc về QHĐTCL và các QHĐTCL của Trung Quốc với các nước và các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới hiện nay.
    1.2. Các công trình nghiên cứu về quan hệ ASEAN - Trung Quốc
    1.2.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách của Trung Quốc đối với Đông Nam Á và ngược lại
    Ở chủ đề này có một số bài đáng chú ý như “China and Southeast Asia” của Evelyn Goh; bài “China’s Quest for Asia” của Dana Dillon và John J. Tkacik Jr; bài “China’s Policy toward ASEAN” của Michael Hsiao và Alan Yang và một số bài khác. Trong các bài viết này, các tác giả đã phân tích những ý đồ của Trung Quốc đối với Đông Nam Á ở thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh và các công cụ được Trung Quốc thực hiện để đạt được ý đồ lãnh đạo Đông Nam Á.
    Ngược lại với những đánh giá của các học giả trên, các học giả Trung Quốc nhìn nhận về chính sách của nước họ đối với Đông Nam Á hoàn toàn khác. Trong bài “China’s Policy of Good-Neighborliness and China - ASEAN Relations” hai tác giả Trung Quốc Cao Yunhua và Xu Shanbao đã điểm lại những thành tựu trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng và cho rằng những thành tựu đó chủ yếu là nhờ chính sách láng giềng tốt của Trung Quốc.
    Về chính sách của ASEAN đối với Trung Quốc, đáng chú ý là bài “Quan hệ và Chính sách của ASEAN đối với Trung Quốc:Hiện trạng và tương lai”. Bài viết phân tích 3 cấp độ trong chính sách của ASEAN đối với Trung Quốc và cảnh báo về nguy cơ suy giảm vị trí và ảnh hưởng của Trung Quốc, nếu họ không có những biện pháp mới “ngay cả khi ASEAN duy trì chính sách đối với Trung Quốc như hiện nay”.
    Sự trỗi dậy của Trung Quốc và phản ứng chính sách của ASEAN đối với sự trỗi dậy đó là một chủ đề được rất nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Các bài viết về vấn đề này bao gồm “China’ peaceful development and ASEAN - China relations” của Cổ Tiểu Tùng; “Quan điểm và phản ứng chính sách của ASEAN trước trỗi dậy của Trung quốc đầu thế kỷ XXI” của Nguyễn Thu Mỹ; “Southeast Asian Perspectives on the Rise of China: Regional Security after 9/11” của Rommei C.Banlaoi; bài "Facing the Challenge of Rising Chinese Economy: ASEAN’s Responses” của Yunhua Liu và Beoy Kui Ng; bài “A New History ? The Structure and Process of Southeast Asia’ Relations with a Rising China” của Alice D.Ba……Trong các bài viết trên các học giả Đông Nam Á đều cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc mang tới cả cơ hội lẫn thách thức dối với sự phát triển ở Đông Nam Á. Ngược lại, các học giả Trung Quốc khẳng định sự trỗi dậy của nước họ là cơ hội cho khu vực này.
    1.2.2. Các công trình viết về quan hệ ASEAN - Trung Quốc
    1.2.2.1 Các công trình nghiên cứu về Quan hệ ASEAN - Trung Quốc nói chung
    Có khá nhiều bài viết về chủ đề này cả ở Việt Nam lẫn ở nước ngoài như “China’s Development and Prospect of ASEAN - China Relations”; “Phát triển hai hành lang , một vành đai kinh tế Việt - Trung trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Trung Quốc”; “ASEAN - China Relations: Realities and Prospects”... Các công trình trên đã đề cập tới rất nhiều vấn đề khác nhau trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc như: Vai trò và tầm quan trọng của quan hệ ASEAN - Trung Quốc; Cơ sở luật pháp và ảnh hưởng sự khác biệt về thể chế đối với quan hệ ASEAN - Trung Quốc; Quá trình phát triển, thành tựu và hạn chế trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc.
    1.2.2.2. Các công trình viết về những lĩnh vực hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc
    Hợp tác kinh tế là lĩnh vực nổi bật nhất và được coi là thành công nhất trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc. Vì thế, đây là lĩnh vực được chú ý nghiên cứu nhiều nhất. Đáng chú ý là các cuốn “ASEAN - China Economic Relations. Developments in ASEAN and China”; “ASEAN - China Economic Relations và cuốn “China - ASEAN Relations: Economic and Legal Dimensions”.
    Chủ đề Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc cũng rất được chú ý nghiên cứu với các bài như “WTO Rules and China - ASEAN FTA Agreement”của Zeng Huaqun; bài “ASEAN - China Free Trade Agreement: Legal and Institutional Aspects” của Wang Jiangyu; “China - ASEAN FTA: An Investment Perpective” của Chen Huiping; “Facing a Political Lock-in Situation with ACFTA. Which Option for Indonesia” của Ivan Lim, Philipp Kauppert; bài “The impact of ASEAN - China Free Trade relations Agreement on Indonesia trade” của Firman Mutakin dan Aziza Rahmaniar… Trong các bài viết trên, các tác giả đã làm rõ cơ sở hình thành ACFTA, tính chất, lộ trình và cơ chế cắt giảm thuế, những tác động của ACFTA tới quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc và tới một số nền kinh tế ASEAN.
    Viết về quan hệ chinh trị - an ninh ASEAN - Trung Quốc có một số bài như “Prospect for Joint Development in South China Sea”; bài “Maintaining Maritime Safe in Southeast Asia: Regional Cooperation”; bài “Regional Cooperation in Epidemic Prevention: China and ASEAN” của Lai Hongyi; bài “Anti- Piracy Dilemmas: ASEAN and China”…
    Nghiên cứu về hợp tác ASEAN - Trung Quốc trong các cơ chế hợp tác đa phương cũng chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Có một số bài đáng chú ý như “ASEAN + 3: The roles of ASEAN and China” của Eric Teo Chu Cheow; bài “Strengthening ASEAN - China Cooperation in the ASEAN Regional Forum” của Liu Xuecheng…
    Tiểu kết
    Từ sự tìm hiểu về tình hình nghiên cứu về QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc có thể rút ra một số nhận xét sau:
    Thứ nhất, QHĐTCL giữa ASEAN và Trung Quốc chưa được chú ý nghiên cứu và đánh giá một cách hệ thống và toàn diện.
    Thứ hai, các kết quả nghiên cứu còn chưa đồng đều. Trong khi nghiên cứu chung về quan hệ ASEAN - Trung Quốc mới dừng lại ở việc giới thiệu khái quát về mối quan hệ này, thì các nghiên cứu về hợp tác chính trị - an ninh và kinh tế - thương mại, nhất là ACFTA, là sâu sắc và có chất lượng khoa học cao.
    Thứ ba, có nhiều khác biệt về quan điểm, nhận thức và đánh giá về chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN và về các dự án hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc, đặc biệt là ACFTA. Trong khi các học giả Trung Quốc ra sức ca ngợi chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN và quan hệ ASEAN - Trung Quốc, xem hợp tác ASEAN - Trung Quốc là hợp tác cùng thắng... thì các học giả phương Tây lại cho rằng Trung Quốc có ý đồ biến Đông Nam Á thành khu vực ảnh hưởng của mình. Mục tiêu mà Trung Quốc hướng tới là thu hẹp, tiến tới đẩy Mỹ ra khỏi Đông Nam Á, biến Đông Nam Á thành khu vực ảnh hưởng riêng của họ. Các biện pháp được Trung Quốc sử dụng để đạt được mục tiêu đó là ACFTA, ký TAC và QHĐTCL với ASEAN. Chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN là chính sách hai mặt: vừa ve vãn vừa hăm dọa.
    Đối với các học giả Việt Nam, nhìn chung, họ cho rằng quan hệ ASEAN - Trung Quốc là một nhân tố tích cực đối với hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á. Quan hệ đó đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế của các nước thành viên và góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân các nước ASEAN và nhân dân Trung Quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trên, các học giả Việt Nam cũng chỉ ra các vấn đề đang cản trở sự phát triển của quan hệ ASEAN - Trung Quốc như sự nghi ngờ lẫn nhau giữa hai bên, tình trạng thâm hụt mậu dịch ngày càng tăng của các nước ASEAN trong buôn bán với Trung Quốc từ sau khi ACFTA có hiệu lực....
    Cuối cùng, mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ ASEAN - Trung Quốc và các lĩnh vực hợp tác cụ thể giữa hai bên, nhưng cho tới nay vẫn còn khá nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu như về Cơ sở hình thành QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc; Vì sao tới năm 2003, Trung Quốc mới đề xuất sáng kiến xây dựng QHĐTCL với ASEAN? Những nguyên nhân nào khiến ASEAN chấp nhận sáng kiến đó?; Quá trình thiết lập QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc đã diễn ra như thế nào? Nội dung và bản chất của mối quan hệ đó là gì? Tình hình xây dựng QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc từ 2003 tới 2010 ra sao? Có những đặc điểm đáng chú ý gì?; QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc đã tác động như thế nào đối với Đông Nam Á và tới quan hệ quốc tế ở khu vực này và tới các chủ thể tham gia vào mối quan hệ đó?...

    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC ASEAN - TRUNG QUỐC (1991 - 2003)
    2.1. Cơ sở lý luận của Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc
    Về mặt lý thuyết, ý tưởng thiết lập QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc được xây dựng dựa trên những luận điểm về QHĐTCL nói chung và quan điểm riêng của Trung Quốc về loại hình quan hệ trên nói riêng. Cho tới nay cách hiểu về quan hệ Đối tác, Đối tác chiến lược còn rất khác nhau. Theo Nhóm nghiên cứu Bắc Âu, “các QHĐTCL là những mối quan hệ cộng tác, tự nguyện giữa nhà nước, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự trong đó các bên tham gia làm việc cùng nhau để đạt được một mục đích chung hoặc để tiến hành một nhiệm vụ đặc biệt, chia sẻ rủi ro, trách nhiệm, nguồn lực, năng lực lợi ích trong khi cam kết về trách nhiệm đối với nhau. QHĐTCL bao gồm 4 đặc điểm, 3 cấp độ và nhiều loại hình khác nhau.
    Các nhà lý luận Trung Quốc cho rằng QHĐTCL là “mô hình mới” về các quan hệ liên nhà nước từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Quan hệ này đặt cơ sở trên 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và có 3 đặc điểm: Hợp tác song phương không dẫn tới một liên minh quân sự, mà được đặt trên cơ sở các lợi ích chung khác nhau; Giải quyết các khác biệt về quan điểm và xung đột không phải bằng sự chống đối mà bằng đối thoại; Những tiến bộ trong quan hệ song phương không nhằm vào bất kỳ nước thứ ba nào. Dựa trên những luận điểm trên về quan hệ đối tác, Trung Quốc đã xây dựng khái niệm “QHĐTCL” gồm 4 đặc điểm sau: Ảnh hưởng của các mối quan hệ giữa hai nước cần kéo dài theo thời gian; Ảnh hưởng cần mở rộng ra khu vực hoặc thế giới; Nội dung của các mối quan hệ phải có tính dung nạp (inclusive); Các quan hệ không chỉ bó hẹp về kinh tế mà cả chính trị và an ninh.
    2.2. Cơ sở thực tiễn
    2.2.1. Những nền móng hợp tác được ASEAN và Trung Quốc xây dựng trong giai đoạn 1991 - 2003
    2.2.1.1. Thiết lập quan hệ ASEAN - Trung Quốc
    Những nhân tố thúc đẩy thiết lập quan hệ ASEAN - Trung Quốc
    + Bối cảnh quốc tế và khu vực sau chiến tranh lạnh thay đổi tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho sự xích lại gần nhau giữa ASEAN và Trung Quốc.
    Với tuyên bố ngày 25/12/1991 của M. Gobachov, Liên bang Xô Viết đã tan vỡ. Sự kiện này đã đánh dấu sự kết thúc của trật tự thế giới hai cực.
    Chiến tranh Lạnh kết thúc đã tạo nên những biến đổi to lớn trong môi trường chính trị và kinh tế quốc tế. Hòa bình, hợp tác để phát triển đã trở thành xu thế chung trong quan hệ quốc tế. Quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc được xây dựng chủ yếu trên cơ sở chia sẻ những lợi ích chung về hòa bình, an ninh và phát triển…. Khuynh hướng này đã tác động mạnh tới quan hệ giữa các nước lớn. Hợp tác và cạnh tranh là đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa các nước đó. Khuynh hướng hòa dịu giữa các nước lớn đã giúp duy trì môi trường hòa bình, an ninh trên thế giới. Tuy nhiên, môi trường này vẫn còn rất bấp bênh do những mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc và nguy cơ bùng nổ những vấn đề do lịch sử để lại (tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, tài nguyên thiên nhiên...).
    Bức tranh kinh tế thế giới cũng có nhiều biến đổi cả tích cực lẫn tiêu cực. Những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ lần thứ ba đã đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá về kinh tế. Dưới tác động của quá trình này, tất cả các quốc gia đều có thể tiếp cận dễ dàng hơn các nguồn lực bên ngoài. Tuy nhiên, toàn cầu hoá kinh tế cũng làm cho cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia càng trở nên gay gắt.
    Những biến đổi trên trong môi trường chính trị và kinh tế quốc tế đã tác động tới cả ASEAN và Trung Quốc. Trong môt thế giới hòa dịu và hợp tác, hai bên không thể tiếp tục lạnh nhạt với nhau như trước. Bởi vì làm như vậy là đi ngược xu hướng chung trong quan hệ quốc tế hậu Chiến tranh lạnh gây thiệt hại tới lợi ích quốc gia, dân tộc của chính mình.
    + Nhu cầu thiết lập quan hệ đối tác của ASEAN và Trung Quốc
    Về phía ASEAN: Đông Nam Á ở thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh cũng có nhiều biến đổi quan trọng. Đây là lần đầu tiên, kể từ năm 1945, hòa bình đã được tái lập trên toàn bộ lãnh thổ Đông Nam Á. Các quốc gia, các dân tộc ở khu vực này đã có thể tập trung phần lớn nguồn lực của mình để phát triển. Chiến tranh Lạnh kết thúc cũng đem tới cho Đông Nam Á nhiều thách thức mới, cả về chính trị, an ninh lẫn kinh tế, xã hội và văn hóa.
    Nhằm giữ vững môi trường hòa bình, an ninh trong khu vực và tạo điều kiện cho các nước thành viên hợp tác và phát triển kinh tế trong bối cảnh quốc tế mới, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ tư họp ở Singapore tháng 1/1992 đã thông qua ba quyết định quan trọng. Đó là thành lập AFTA trong vòng 15 năm, bắt đầu từ 1/1/1993; mở rộng hợp tác khu vực sang lĩnh vực an ninh và tăng cường quan hệ với các nước Đông Dương và tiến tới nhất thể hoá Đông Nam Á.
    Để triển khai các kế hoạch hợp tác trên, ASEAN rất cần tới quan hệ hữu nghị và hợp tác của các nước lớn, đặc biệt là CHND Trung Hoa. Bởi vì: 1) Trung Quốc là một nhân tố có ảnh hưởng hết sức quan trọng đối với hòa bình, an ninh ở khu vực Đông Nam Á; 2) Họ là bên lớn nhất đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với 4 nước Đông Nam Á; 3) Những thay đổi trong chính sách đối nội và đối ngoại theo hướng cởi mở hơn của chính Trung Quốc; 4) Ở hầu hết các nước thành viên ASEAN đều có cộng đồng đông đảo người Hoa đang sinh sống. Cải thiện quan hệ với Trung Quốc, các nước ASEAN hy vọng chính phủ nước này sẽ điều chỉnh chính sách với người Hoa, sao cho cộng đồng đó không còn là nhân tố gây bất ổn về chính trị, yên tâm sinh sống và đầu tư vào nền kinh tế các nước sở tại; 5) Sự gần gũi về địa lý, những tương đồng về tộc người và văn hóa, các quan hệ trong lịch sử giữa các nước Đông Nam Á và Trung Quốc.
    Về phía Trung Quốc: Công cuộc cải cách, mở cửa của CHND Trung Hoa đã được đề xuất tại Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 3 (Khoá 11) cuối năm 1978. Hội nghị này đã hoạch định chiến lược phát triển của Trung Quốc trong vòng 70 năm, từ 1980 đến 2050.
    Nhờ môi trường chính trị và kinh tế quốc tế thuận lợi và những nỗ lực của chính phủ và nhân dân Trung Quốc, tới cuối những năm 1980, công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đã đạt những thành tựu rõ rệt. Trên cơ sở đó, Đại hội lần thứ 14, Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tháng 10/1992 đã thông qua chiến lược đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước. Để đạt được mục tiêu đó, Trung Quốc cần giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định ở các khu vực xung quanh mình, trong đó có khu vực Đông Nam Á. Môi trường này chỉ có thể có được, nếu có sự hợp tác của ASEAN. Bởi vì:
    - ASEAN là tổ chức hợp tác khu vực duy nhất ở Đông Nam Á. Tổ chức này đang trong quá trình mở rộng để trở thành tổ chức hợp tác chung của tất các quốc gia ở khu vực này;
    - ASEAN đang nỗ lực hoạt động để biến ý tưởng Hợp tác Đông Á thành hiện thực. Những hoạt động đó của ASEAN sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc hiện diện trong khu vực và nâng cao vị thế của họ Đông Nam Á và Đông Á;
    - ASEAN đang khởi động tiến trình liên kết kinh tế khu vực. Nếu ASEAN thành công trong nỗ lực này, Trung Quốc sẽ có thêm cơ hội để đẩy mạnh quan hệ kinh tế mậu dịch với ASEAN.
    Cuối cùng, ở giai đoạn trước mắt, việc cải thiện quan hệ với ASEAN sẽ giúp Trung Quốc giảm bớt được tình trạng cô lập về ngoại giao và khắc phục một phần những khó khăn về kinh tế do Mỹ và các nước phương Tây khác áp đặt cho họ từ sau Sự kiện Thiên An Môn (1989).
    Như vậy là bước vào thời kỳ Hậu Chiến tranh Lạnh, cả ASEAN và Trung Quốc đều có nhu cầu thiết lập quan hệ đối thoại với nhau. Chính nhu cầu chung này đã thúc đẩy hai bên xúc tiến các hoạt động nhằm xích lại gần nhau ngay từ cuối những năm 1980.
    Thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN - Trung Quốc ( 1978 - 1991)
    Để thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc, ngày 19/7/1991, Malaysia, nước chủ nhà của AMM lần thứ 24 đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham tham dự phiên khai mạc hội nghị với tư cách khách mời của chính phủ Malaysia. Trong dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã có cuộc họp không chính thức đầu tiên với Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN. Tại cuộc họp, ông đã bày tỏ mong muốn của Trung Quốc có quan hệ với ASEAN với tư cách một Nhóm.
    Ngày nay, ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí lấy ngày 19/7/1991 làm ngày chính thức thiết lập quan hệ giữa hai bên. Việc thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN - Trung Quốc đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ giữa Đông Nam Á và Trung Quốc. Sự kiện này không chỉ chấm dứt tình trạng lạnh nhạt giữa hai bên và còn đặt nền móng cho việc thiết lập QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc vào cuối năm 2003.
    2.2.1.2. Thúc đẩy hợp tác, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để nâng cấp quan hệ ASEAN - Trung Quốc lên tầm đối tác chiến lược (từ 7/1991 - 10/2003)
    Củng cố lòng tin, tạo dựng cơ sở pháp lý, xây dựng thể chế và xúc tiến hợp tác trong thực tế (7/1991 - 12/1997)
    Ở giai đoạn này, quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc được tập trung vào ba hướng hoạt động chính:
    - Xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau: Cả ASEAN và Trung Quốc đều thúc đẩy các cuộc gặp gỡ, trao đổi ở các cấp độ khác nhau, nhất là trao đổi cấp cao. Quan hệ giao lưu nhân dân cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Thông qua các cuộc trao đổi quan điểm về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, ASEAN và Trung quốc đã có cơ hội hiểu biết hơn về lập trường và quan điểm của nhau. Điều này góp phần giảm bớt nghi kỵ và xây dựng lòng tin giữa hai bên.
    - Xây dựng các thể chế hợp tác: Việc xây dựng các thể chế hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc đã được bắt đầu từ chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 9/1993 của Tổng Thư ký ASEAN Ajit Singh và được tiếp tục tại phiên họp đầu tiên của Uỷ ban chung về hợp tác Kinh tế và Mậu dịch, tổ chức tại Bắc Kinh tháng 2/1997. Tại các hội nghị này, khuôn khổ hợp tác giữa hai bên đã được xây dựng xong. Khuôn khổ này bao gồm 5 cơ chế, trong đó Uỷ ban hợp tác chung ASEAN - Trung Quốc (ACJCC) là Cơ quan Điều phối tất cả các cơ chế hợp tác ASEAN - Trung Quốc.
    - Xúc tiến một hoạt động hợp tác cụ thể: Tại hội nghị ACJCC đầu tiên, ASEAN và Trung Quốc đã thỏa thuận tiến hành 3 dự án hợp tác cụ thể bao gồm: Trao đổi nhân sự ASEAN - Trung Quốc; Hội thảo về Hợp tác Kinh tế và Mậu dịch ASEAN - Trung Quốc; Trao đổi thông tin ASEAN - Trung Quốc. Việc triển khai các dự án trên đã góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai bên. Trên cơ sở các kết quả hợp tác trên, vào 7/1996, Trung Quốc đã được công nhận là Đối tác đối thoại thứ 9 của ASEAN.
    Mở rộng cơ sở pháp lý, phạm vi và đưa hợp tác vào thực chất (12/1997 - 10/2003)
    Ở giai đoạn này một số nhân tố mới đã xuất hiện, tạo lực đẩy cho quan hệ ASEAN - Trung Quốc như: Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á (1997 - 1998); Sự ra đời của các cơ chế hợp tác ASEAN + 1, ASEAN + 3 (tháng 12/1997). Những nhân tố trên đã tạo lực đẩy cho quan hệ ASEAN - Trung Quốc tiến lên phía trước.
    Nhằm mở rộng cơ sở pháp lý cho việc tăng cường quan hệ ASEAN - Trung Quốc ở thời kỳ mới, tại Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên ASEAN - Trung Quốc tổ chức ở Kuala Lumpur (tháng 12/1997), hai bên đã ra Tuyên bố chung “Hợp tác ASEAN - Trung Quốc hướng tới thế kỷ XXI”. Dựa trên cơ sở này, các quan hệ hợp tác giữa ASEAN - Trung Quốc đã được xúc tiến mạnh mẽ.
    - Quan hệ chính trị - an ninh: Từ tháng 12/1997, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc đã được tiến hành hàng năm. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc tổ chức ở Phnompenh tháng 10/2002, hai bên đã ký 2 văn kiện quan trọng là DOC và Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc trong các vấn đề an ninh phi truyền thống. Các văn kiện này tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác ASEAN - Trung Quốc trong đảm bảo sự ổn định ở Biển Đông nói riêng, an ninh của Đông Nam Á và Trung Quốc nói chung.
    - Quan hệ kinh tế, thương mại: Quan hệ kinh tế, thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc cũng phát triển không ngừng và thu được nhiều kết quả cụ thể về mậu dịch và đầu tư hai chiều. Nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế giữa hai bên tại Hội nghị Phnompenh tháng 10/2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện, trong đó đặt ra mục tiêu xây dựng ACFTA vào năm 2010 đối với Trung Quốc và ASEAN 6, vào năm 2015 đối với ASEAN 4.
    - Các quan hệ hợp tác khác giữa hai bên cũng bước đầu được xúc tiến, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch.
    2.2.1.3. Những thành quả của quá trình tạo dựng cơ sở cho QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc
    Hoàn thành về cơ bản việc xây dựng khuôn khổ pháp lý, nguyên tắc, thể chế và phạm vi hợp tác
    Sau 12 năm cùng nỗ lực phấn đấu, ASEAN và Trung Quốc đã tạo dựng được nền móng vững chắc cho QHĐTCL tương lai của họ cả về cơ sở pháp lý, nguyên tắc, thể chế và phạm vi hợp tác.
    Về cơ sở pháp lý: Sự phát triển tổng thể của quan hệ ASEAN - Trung Quốc được dựa trên Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc năm 1997 và các tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc hàng năm. Về chính trị - an ninh, mối quan hệ này được phát triển trên cơ sở DOC (2002), Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc trong lĩnh vực các vấn đề An ninh phi truyền thống (2002). Quan hệ kinh tế - mậu dịch có Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc (2002) làm cơ sở. Các lĩnh vực hợp tác khác đều được phát triển dựa trên các Hiệp định, các Bản ghi nhớ hợp tác trong từng lĩnh vực.
    Về nguyên tắc, quan hệ ASEAN - Trung Quốc dựa trên các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, TAC, 5 Nguyên tắc chung sống hoà bình và các luật pháp quốc tế được thừa nhận.
    Về thể chế, tới năm 2002, khuôn khổ thể chế hợp tác ASEAN - Trung Quốc đã xây dựng xong, bao gồm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc, các Hội nghị cấp bộ, Hội nghị các quan chức cao cấp, Ủy ban chung về hợp tác ASEAN - Trung Quốc và các Ủy ban chung về hợp tác chuyên ngành.
    Về phạm vi hợp tác, hợp tác giữa hai bên đã được mở rộng từ 3 lĩnh vực hợp tác ban đầu (mậu dịch, đầu tư, khoa học công nghệ) sang chính trị, an ninh, xã hội, hợp tác tiểu vùng Mekong và hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế.
    Hợp tác ASEAN - Trung Quốc bước đầu đạt được những kết quả thực chất
    - Xây dựng và làm sâu sắc hơn sự hiểu biết lẫn nhau giữa ASEAN và Trung Quốc
    Sự gia tăng hiểu biết lẫn nhau giữa ASEAN và Trung Quốc đã góp phần xây dựng lòng tin giữa hai bên. ASEAN và Trung Quốc sẽ không thể ký DOC, không thể hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống nếu không có sự tin cậy lẫn nhau. Việc ký các văn kiện trên vừa là kết quả của 12 năm hợp tác ASEAN - Trung Quốc vừa là mục tiêu hai bên hướng tới trong thế kỷ XXI.
    - Hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc đạt được các kết quả thiết thực
    Hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc từ 1991 tới 2003 đã phát triển ngày càng mạnh mẽ. ASEAN và Trung Quốc đã trở thành đối tác mậu dịch lớn thứ tư của nhau. Hợp tác đầu tư giữa ASEAN và Trung Quốc cũng phát triển khá mạnh và góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của mỗi bên và vào sự phân công lao động mới trong khu vực.
    - Thành tựu trong các lĩnh vực hợp tác khác cũng đạt được những thành tự đáng kể, đặc biệt là hợp tác du lịch.
    2.2.2. Gia tăng nhu cầu hợp tác ASEAN - Trung Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ XXI
    2.2.2.1. Nhu cầu đẩy mạnh hợp tác ASEAN - Trung Quốc trước những biến đổi trong môi trường quốc tế và khu vực đầu Thế kỷ mới
    Bước vào thế kỷ XXI, tình hình quốc tế diễn biến rất phức tạp và tác động trực tiếp tới quan hệ ASEAN - Trung Quốc như:
    - Cuộc tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ 11/9/2001 và cuộc chiến tranh chống Iraq đầu năm 2003 do Mỹ đơn phương phát động. Cuộc chiến tranh trên đã cho thấy sự nguy hiểm của trật tự thế giới đơn cực và sự cấp bách của việc xây dựng thế giới đa cực;
    - Sự thay đổi trong quan hệ giữa các nước lớn: từ hợp tác cạnh tranh trong những năm 1990 chuyển sang cạnh tranh và hợp tác;
    - Sự bùng phát trở lại của vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và khuynh hướng độc lập của Đài Loan.
    Trong bối cảnh đó ASEAN và Trung Quốc cần tăng cường hợp tác với nhau để ứng phó hiệu quả với nguy cơ khủng bố đang lan rộng trên thế giới và khu vực. Sự hợp tác đó còn trở nên cần thiết nhằm kiềm chế chủ nghĩa đơn phương trong quan hệ quốc tế của Mỹ.
    2.2.3.2. Tình hình ASEAN, Trung Quốc và nhu cầu làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác giữa hai bên
    Tình hình ASEAN và nhu cầu đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác với Trung Quốc
    Bước vào thế kỷ XXI, Đông Nam Á đứng trước các cơ hội, những thách thức về chính trị, an ninh và kinh tế chưa từng có. Nhằm khai thác các cơ hội và vượt qua những thách thức đó, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 họp ở Bali tháng 11/2003 đã thông qua Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II, trong đó đề ra mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN (AC) dựa trên 3 trụ cột: Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - xã hội ASEAN (ASSC) vào năm 2020.
    Để xây dựng thành công AC, ASEAN rất cần tới hợp tác quốc tế nói chung và hợp tác với Trung Quốc nói riêng. Tình hữu nghị và sự hợp tác mạnh mẽ hơn nữa của Trung Quốc sẽ là một trong những nhân tố khách quan quan trọng và trực tiếp nhất, đảm bảo thành công cho công cuộc xây dựng AC, đồng thời giúp ASEAN giữ vững vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình.
    Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông (DOC) đã được hai bên đưa ra vào cuối năm 2002, nhưng để DOC thật sự trở thành một công cụ pháp lý hiệu quả trong việc duy trì tình trạng ổn định ở Biển Đông, rất cần thiện chí và sự hợp tác chặt chẽ từ phía Trung Quốc
    Vì những lợi ích trên, ASEAN cần tới tình hữu nghị và hợp tác của Trung Quốc hơn bao giờ hết.
    Tình hình Trung Quốc và nhu cầu thiết lập Quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN
    Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đã thu được những kết quả rực rỡ. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, CHND Trung Hoa đã hiện diện trên thế giới với tư cách là một trong những cường quốc mới nổi. Trên cơ sở những thành tựu đó, Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tháng 11/2002 đã đề ra chiến lược trỗi dậy hoà bình nhằm “chấn hưng Trung Hoa” và biến Trung Quốc thành một cường quốc toàn cầu.
    Trong chiến lược trỗi dậy của Trung Quốc, vai trò của ASEAN đã trở nên vô cùng quan trọng. Sự hợp tác của ASEAN tạo điều kiện cho Trung Quốc tiếp cận được các nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có và thị trường đang ngày càng mở rộng của của khu vực này. Để thúc đẩy hơn nữa quan hệ với ASEAN, Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách đối với hiệp hội này và tập trung hợp tác vào một số lĩnh vực ưu tiên mà hai bên có chung lợi ích.
    Tiểu kết
    QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc được hình thành dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn khá vững chắc.
    Cơ sở lý luận của mối quan hệ này là những lý luận chung về Quan hệ đối tác, Đối tác chiến lược được giới học giả thế giới chấp nhận và những quan điểm riêng về các mối quan hệ này của Trung Quốc.
    Cơ sở thực tiễn của QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc là những nền móng mà hai bên đã kiên trì xây dựng trong suốt 12 năm từ 1991 đến 2003. Những nền móng trên đã tạo ra những điều kiện cần và đủ để ASEAN và Trung Quốc nâng cấp quan hệ của họ lên tầm Đối tác chiến lược. Tuy nhiên, quan hệ ASEAN - Trung Quốc chỉ được chính thức tuyên bố thiết lập vào cuối năm 2003, khi hai bên nhận thấy sự cần thiết làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác của họ để ứng phó với những biến đổi trong môi trường chính trị, an ninh đang thay đổi trên thế giới và trong khu vực. Việc nâng cấp quan hệ ASEAN - Trung Quốc còn được thúc đẩy bởi nhu cầu hợp tác để phát triển của mỗi bên.

    CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH THIẾT LẬP VÀ HIỆN THỰC HÓA QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC ASEAN - TRUNG QUỐC (2003 - 2010)
    3.1. Thiết lập QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc: Quá trình và ý nghĩa
    3.1.1. Ý đồ của Trung Quốc khi đề xuất sáng kiến thiết lập QHĐTCL và nguyên nhân chấp thuận của ASEAN
    Sáng kiến thiết lập QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc do Trung Quốc đưa ra. Ý đồ của Trung Quốc đằng sau sáng kiến này là:
    - Giữ vững và mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á trong bối cảnh Mỹ trở lại và Nhật Bản gia tăng sự hiện diện trong khu vực trong những năm đầu thế kỷ XXI. Sự có mặt ngày càng tăng của hai nước lớn này có thể dẫn tới việc thu hẹp ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Để ngăn chặn khả năng này, Trung Quốc cần có một công cụ nào đó để ràng buộc ASEAN. Quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN sẽ cung cấp cho họ công cụ đó;
    - Vai trò kinh tế của Đông Nam Á trong chiến lược Trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc đã trở nên quan trọng hơn trước;
    - Lấy Đông Nam Á để thể nghiệm luận thuyết "Thế giới hài hòa". Thành công của sự thể nghiệm này sẽ cung cấp cho Trung Quốc những kinh nghiệm cần thiết để triển khai luận thuyết đó ở Đông Á và các khu vực khác trên thế giới.
    Về phía mình, ASEAN chấp thuận sáng kiến trên của Trung Quốc vì:
    - Sáng kiến đó phù hợp với chính sách mới của ASEAN đối với các nước lớn;
    - ASEAN có nhiều lợi ích chung trong QHĐTCL với Trung Quốc;
    - Quan hệ đó giúp duy trì vai trò dẫn dắt của ASEAN trong Hợp tác Đông Á;
    - Muốn làm yên lòng Trung Quốc trước việc Mỹ trở lại Đông Nam Á;
    - Kích hoạt sự can dự hơn nữa của các nước lớn với Đông Nam Á.
    3.1.2.QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc: Mục đích, bản chất và cơ sở pháp lý
    Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc lần thứ 7 tổ chức ở Bali ngày 8/10/2003, ASEAN và Trung Quốc đã ký “Tuyên bố chung giữa những người đứng đầu nhà nước/chính phủ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và CHND Trung Hoa về Quan hệ đối tác chiến lượcvì hòa bình và thịnh vượng”. Mục đích của việc thiết lập quan hệ đó là thúc đẩy tình hữu nghị, hợp tác cùng có lợi và tình láng giềng tốt giữa hai bên; đóng góp hơn nữa vào hòa bình lâu dài, phát triển và hợp tác của khu vực. Quan hệ đó sẽ được hiện thực hóa “bằng cách làm sâu sắc và mở rộng các quan hệ hợp tác ASEAN - Trung Quốc theo một phương cách toàn diện”.
    Bản chất của QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc là “không liên kết, phi quân sự, không loại trừ và không ngăn cản các bên tham gia phát triển tất cả các mối quan hệ được định hướng vào tình hữu nghị và hợp tác với các nước khác”.
    Cơ sở pháp lý cả mối quan hệ trên là Hiến chương Liên Hiệp Quốc, TAC, 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, các chuẩn mực được quốc tế thừa nhận; Tuyên bố cấp cao ASEAN - Trung Quốc năm 1997 và các văn kiện hợp tác khác mà hai bên đã ký kết.
    Tính chất của QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc là “sự hợp tác toàn diện và hướng lên phía trước, tập trung vào các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh và các vấn đề quốc tế và khu vực”.
    3.1.3.Ý nghĩa của việc thiết lập QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc
    Tuyên bố chung về QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc đã đưa quan hệ giữa hai bên lên một giai đoạn phát triển mới, cao hơn. Đối với ASEAN, quan hệ đó đã nâng cao vai trò và vị trí của ASEAN trong chiến lược trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, QHĐTCL với ASEAN là một thắng lợi lớn về ngoại giao của nước này ở Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung.
    3.2. Tình hình hiện thực hóa QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc
    3.2.1. Kế hoạch Hành động thực hiện Tuyên bố chung QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc (2005 - 2010)
    Để hiện thực hóa QHĐTCL, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc lần thứ 8 họp tại Vientiane, Lào tháng 12/2004, các nhà lãnh đạo hai bên đã thông qua Kế hoạch hành động 2005 - 2010. Kế hoạch còn nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng AC. Trong bản kế hoạch này, hai bên đã đề ra hàng loạt biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác ASEAN - Trung Quốc. Các hoạt động, các dự án hợp tác đó sẽ chủ yếu được Quỹ Hợp tác ASEAN - Trung Quốc (ACCF) tài trợ. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố đóng góp 5 triệu đô la vào ACCF trong 5 năm (2005 - 2010) và sẽ đóng góp thêm khi cần thiết.
    3.2.2. Tình hình thực hiện Kế hoạch hành động 2005 - 2010
    3.2.2.1. Hợp tác chính trị - an ninh
    Về chính trị: Từ cuối năm 2003 tới nay, ASEAN và Trung Quốc đã tăng cường tiếp xúc cấp cao thường xuyên. Cho tới năm 2010, hai bên đã tiến hành 11 hội nghị thượng đỉnh, 3 hội nghị thượng đỉnh đặc biệt. Tại các hội nghị đó, hai bên đã trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm và đề ra các phương hướng hợp tác trong thời gian tiếp theo.
    Các Hội nghị hàng năm của ARF, ADMM mở rộng… cũng là cơ hội để hai bên gặp gỡ, trao đổi. Ngoài ra, ASEAN và Trung Quốc còn tiến hành thường niên Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN - Trung Quốc và 11 cơ chế hội nghị cấp bộ khác. Riêng trong năm 2010, hai bên đã có 70 chuyến thăm lẫn nhau của các quan chức từ cấp Phó Thủ tướng trở lên. Các nhà lãnh đạo các nước thành viên ASEAN và lãnh đạo Trung Quốc cũng liên tục tiến hành các chuyến thăm lẫn nhau.
    Trung Quốc là một trong những nước đầu tiên cử Đại sứ tới ASEAN và mở Văn phòng riêng về ASEAN trong Đại sứ quán Trung Quốc tại Jakarta vào tháng 10/2010...
    Triển khai và đẩy mạnh hợp tác an ninh: Hợp tác an ninh ASEAN - Trung Quốc được chính thức khởi động vào tháng 12/2002 với việc ký Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Dưới đây là một số hoạt động chính:
    - Hợp tác để kiềm chế tình trạng căng thẳng ở Biển Đông: Để kiềm chế khả năng bùng nổ xung đột tại Biển Đông, Hội nghị các quan chức ASEAN - Trung Quốc ở Kuala Lumpur về thực hiện DOC (tháng 12/2004) đã nhất trí thành lập Nhóm công tác chung ASEAN - Trung Quốc về thực hiện DOC (ACJWG). Nhóm này đã tiến hành một cuộc họp để hai bên cùng nhìn lại tình hình thực hiện DOC và đề ra các phương hướng hợp tác trong thời gian tiếp theo.
    - Hợp tác đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống: Tháng 1/2004 tại Bangkok, ASEAN và Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác trong lĩnh vực trên.Thực hiện Bản ghi nhớ đó, trong những năm qua hai bên đã tích cực hợp tác trong việc đối phó với các dịch bệnh và bệnh truyền nhiễm (SARS, cúm gia cầm); đối với tội phạm xuyên quốc gia và với các thảm họa thiên nhiên...
    3.2.2.2. Hợp tác kinh tế
    Thực hiện Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc, từ ngày 1/1/2004, ASEAN 6 và Trung Quốc đã tiến hành cắt giảm thuế theo quy định của Chương trình thu hoạch sớm (EHP) đối với các sản phẩm nông nghiệp. Các nước CLMV thực hiện cắt giảm thuế theo EHP từ 1/1/2006 và kết thúc vào 1/1/2008. Trong các năm 2004, 2007 và 2009, hai bên đã lần lượt ký Hiệp định mậu dịch hàng hóa, Hiệp định mậu dịch trong dịch vụ và Hiệp định đầu tư. Kể từ 1/7/2005, hai bên bắt đầu cắt giảm thuế đối với 7.455 mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc và ASEAN. Để thúc đẩy xây dựng ACFTA, ASEAN và Trung Quốc còn tiến hành một số hoạt động phụ trợ khác, trong đó đáng chú ý nhất là tổ chức Hội chợ ASEAN - Trung Quốc và Hội nghị Thượng đỉnh mậu dịch và đầu tư thường niên.
    3.2.2.3. Các lĩnh vực hợp tác khác
    Về nông nghiệp: Hợp tác ASEAN - Trung Quốc về nông nghiệp được xúc tiến ngay từ trước tháng 10/2003. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho lĩnh vực ưu tiên hợp tác này tháng 1/2007 tại Cebu (Philippines), Ban Thư ký ASEAN và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ mới về hợp tác nông nghiệp. Trên cơ sở bản ghi nhớ đó, hai bên đã xúc tiến nhiều hoạt động hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và xóa đói, giảm nghèo. Trung Quốc cũng đã ký các hiệp định và các bản ghi nhớ hợp tác song phương về nông nghiệp với hầu hết các nước ASEAN.
    Về hợp tác giao thông vận tải: Ngày 27/11/2004, tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 8 tổ chức ở Vientiane, ASEAN và Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác vận tải. Trên cơ sở Bản ghi nhớ trên, trong những năm qua hai bên đã xúc tiến nhiều hoạt động hợp tác như xây dựng đường cao tốc nối Côn Minh với Bangkok qua Lào, xây dựng Đường sắt xuyên Á; kết nối đường hàng không và đẩy mạnh hợp tác vận tải đường biển...
    Về khoa học công nghệ: Hợp tác khoa học công nghệ ASEAN - Trung Quốc được bắt đầu từ năm 1994. Vào năm 2008, Website hợp tác khoa học và công nghệ Trung Quốc - ASEAN đã được khai trương. Trong hợp tác khoa học công nghệ, hai bên đặc biệt chú ý tới thúc đẩy hợp tác về công nghệ thông tin và liên lạc. ASEAN và Trung Quốc đã thiết lập cơ chế Hội nghị Bộ trưởng thông tin liên lạc. Cho tới 2011, đã có 6 hội nghị Bộ trưởng thông tin liên lạc được tổ chức. Hai bên cũng đã ký các văn kiện quan trọng về hợp tác công nghệ thông tin liên lạc và tổ chức Tuần công nghệ thông tin liên lạc Trung Quốc - ASEAN.
    Về hợp tác văn hóa: Hợp tác văn hóa song phương giữa hai bên được chính thức bắt đầu từ ngày 3/8/2005 với việc ký MOU về hợp tác văn hóa. Thực hiện MOU, trong những năm qua, ASEAN và Trung Quốc đã tiến hành trao đổi văn hóa ở các cấp độ khác nhau và qua các kênh khác nhau. Từ năm 2006 đến 2010, đã có 5 diễn đàn “Công nghiệp văn hóa Trung Quốc - ASEAN” được tổ chức.
    Về hợp tác giáo dục: Trong Kế hoạch hành động 2005 - 2010, nhiều định hướng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đã được đề ra. Thực hiện các định hướng đó, từ năm 2008 hai bên đã bảo trợ cho “Tuần trao đổi giáo dục ASEAN - Trung Quốc” trong 4 năm liên tiếp. Tháng 8/2010, “Hội thảo bàn tròn các Bộ trưởng giáo dục ASEAN - Trung Quốc” đã được tổ chức với sự đồng bảo trợ của cả ASEAN và Trung Quốc. Để thúc đẩy trao đổi giáo dục với ASEAN, từ năm 2005 Trung Quốc đã tăng hạn ngạch học bổng cho 10 nước ASEAN.
    Hợp tác du lịch: Lĩnh vực hợp tác này đã được đẩy mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là từ sau khi ACFTA được khởi động. Hai bên đều là nguồn du khách quan trọng của nhau.
    Hợp tác về lĩnh vực môi trường: Trước năm 2003, hợp tác môi trường ASEAN - Trung Quốc được triển khai trong khuôn khổ Hợp tác ASEAN + 3. Chỉ từ 2007, hợp tác song phương giữa hai bên trong lĩnh vực này mới được bắt đầu theo sáng kiến của Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Để xúc tiến hợp tác, năm 2009 ASEAN và Trung Quốc đã thông qua Chiến lược hợp tác bảo vệ môi trường giữa hai bên. Triển khai chiến lược trên, từ 2007 tới nay hai bên đã tiến hành một loạt các chương trình trao đổi. Vào tháng 5/2011, Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc đã chính thức khai trương Trung tâm hợp tác bảo vệ môi trường Trung Quốc - ASEAN.
    Về hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng: Các lĩnh vực hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong GMS bao gồm: giao thông vận tải, năng lượng, viễn thông, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, du lịch, tạo thuận lợi mậu dịch và đầu tư, y tế, phòng, chống ma túy và phát thanh truyền hình...
    Về hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế: Trong Tuyên bố về QHĐTCL, ASEAN và Trung Quốc đã làm rõ mục tiêu và xác định các định hướng hợp tác trong lĩnh vực trên. Thực hiện các định hướng đó, ngay từ trước 2003 hai bên đã hợp tác rất chặt chẽ với nhau trong các tổ chức khu vực và quốc tế mà cả hai đều là những thành viên, đặc biệt là trong các cơ chế ARF, ASEAN + 3 và EAS.
    Tiểu kết
    Sáng kiến QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc là sáng kiến của Trung Quốc. Khi đề xuất sáng kiến này, Trung Quốc đã theo đuổi nhiều ý đồ khác nhau. Mặc dù biết rõ các ý đồ đó, các nhà lãnh đạo ASEAN đã chấp nhận thiết lập QHĐTCL với Trung Quốc. Hiệp hội này cũng tìm thấy nhiều lợi ích từ quan hệ đối tác trên.
    Việc thiết lập QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc được tuyên bố chính thức trong "Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về QHĐTCL vì hòa bình và thịnh vượng" được đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc lần thứ 9 họp tại Bali (Indonesia) tháng 10/2003. Để hiện thực hóa quan hệ trên, tháng 12/2004, hai bên đã thông qua Kế hoạch hành động 2005 - 2010.
    Thực hiện kế hoạch hành động trên, trong lĩnh vực chính trị, ASEAN và Trung Quốc đã duy trì và gia tăng tần số các cuộc tiếp xúc cấp cao cả ở bình diện song phương lẫn đa phương. Tại mỗi cuộc gặp đó, nhiều quyết định, định hướng hợp tác mới đã được đề ra. Trong lĩnh vực an ninh, hợp tác ASEAN - Trung Quốc được xúc tiến cả trong một số vấn đề an ninh truyền thống lẫn phi truyền thống. Hợp tác quốc phòng cũng đã được xúc tiến. Trong lĩnh vực kinh tế, hoạt động hợp tác được tập trung vào xây dựng ACFTA. Hợp tác ASEAN - Trung Quốc trong các vấn đề khu vực và quốc tế đi vào thực chất hơn.
    Từ thực tế thực hiện Kế hoạch hành động ASEAN - Trung Quốc 2005 - 2010, có thể khẳng định rằng hai bên về cơ bản đã hoàn thành các dự định hợp tác của họ.
    CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC ASEAN - TRUNG QUỐC
    4.1. Đặc điểm của quá trình xây dựng và phát triển QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc
    4.1.1. QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc được xây dựng trong bối cảnh Mỹ triển khai chiến lược tái cân bằng ở Đông Nam Á và cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc ở khu vực này
    Trong những năm đầu của quá trình hiện thức hóa QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc, những tác động của việc Mỹ trở lại Đông Nam Á mà Trung Quốc lo ngại đã không xảy ra. Nhờ đó, ở giai đoạn này, việc xây dựng quan hệ trên đã diễn ra khá thuận lợi. Nhưng tình hình đã thay đổi, đặc biệt là khi Tổng thống Obama lên cầm quyền (tháng 1/2008) đến nay. Chính sách mới của Mỹ đối với Châu Á - Thái Bình Dương được gọi là “Chính sách tái cân bằng” hoặc chính sách “xoay trục" về Châu Á - Thái Bình Dương. Mục đích của việc chuyển hướng chiến lược trên của Mỹ là nâng cao vai trò, duy trì vị trí lãnh đạo và bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ, vị trí của Đông Nam Á có vai trò rất quan trọng và trở thành trọng điểm trong chính sách đó. Triển khai chính sách tái cân bằng ở Đông Nam Á, Mỹ đã tăng cường quan hệ an ninh với Thái Lan, Philippines và đẩy mạnh quan hệ với các nước được xem là gần gũi với Trung Quốc như Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam.
    Quan hệ với ASEAN cũng được đẩy mạnh hơn. Tháng 7/2009, Mỹ đã ký TAC để có thể tham gia vào EAS. Đỉnh cao của quan hệ ASEAN - Mỹ là Hội nghị thượng đỉnh giữa ASEAN - Mỹ lần đầu tiên tổ chức tại Singapore, ngày 15/11/2009.
    Lập trường của Mỹ về vấn đề Biển Đông cũng được điều chỉnh. Thay vì giữ lập trường trung lập như trước đây, Mỹ đã quyết định can dự vào cuộc tranh chấp này. Sự can dự của Mỹ ở Đông Nam Á đã tác động mạnh tới quá trình hiện thực hóa QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc như làm xấu đi quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines và làm chậm lại quan hệ Trung Quốc - Thái Lan; giảm sự hứng thú của ASEAN đối với những sáng kiến hợp tác mới của Trung Quốc; nhiệt tình với ACFTA của một số nước thành viên ASEAN giảm xuống, trong khi họ gia tăng sự chú ý tới Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
    4.1.2. Trung Quốc đóng vai trò chủ động nhằm tranh giành với ASEAN vai trò dẫn dắt quá trình xây dựng QHĐTCL giữa hai bên
    Trong Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về QHĐTCL vì hòa bình và thịnh vượng, vị trí của ASEAN được đặt trên vị trí của Trung Quốc. Điều này hàm ý rằng ASEAN sẽ là lực lượng dẫn dắt quá trình xây dựng QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thực tế, tất cả các sáng kiến hợp tác quan trọng được đề ra và thực hiện từ khi thiết lập QHĐTCL đến nay đều do Trung Quốc đề xuất. Sự chủ động của Trung Quốc là do: 1) Tuy tuyên bố ủng hộ vai trò dẫn dắt của ASEAN trong các tiến trình Hợp tác Đông Á nhưng Trung Quốc muốn giành giật vai trò trên, trước hết là trong tiến trình ASEAN + Trung Quốc. Nếu thành công, họ sẽ kinh nghiệm để thâu tóm dần vai trò trên của ASEAN; 2) Thông qua việc đề xuất các sáng kiến hợp tác, Trung Quốc tìm kiếm được các lợi ích ở Đông Nam Á mà ít gặp phải sự chống đối trong khu vực; 3) Giành lợi thế với Mỹ, Nhật Bản trong cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á.
    Việc Trung Quốc đưa ra quá nhiều sáng kiến hợp tác đã khiến cho ASEAN trở thành bên thụ động. Sự thụ động của ASEAN là do: 1) ASEAN không có các nguồn lực để thực thi các sáng kiến hợp tác do mình đưa ra; 2) Mức độ coi trọng quan hệ với Trung Quốc của các nước thành viên ASEAN là khác nhau. Muốn đề xuất sáng kiến hợp tác phải có được sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên, hoặc phải đáp ứng được các nguyên tắc 10- X, 2 +X; ASEAN không muốn quan hệ với Trung Quốc đi quá xa so với các quan hệ của họ với các đối tác đối thoại khác.
    4.2. Những thành tựu của quá trình xây dựng và phát triển QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc
    4.2.1. Thúc đẩy sự phát triển toàn diện và sâu sắc quan hệ ASEAN - Trung Quốc
    Trước 2003, đặc biệt là vào năm 2002, quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc đã phát triển khá mạnh mẽ. Với việc triển khai xây dựng QHĐTCL, nhiều lĩnh vực hợp tác mới đã được đưa vào trong khi đó các lĩnh vực hợp tác truyền thống giữa hai bên cũng được làm sâu sắc hơn thông qua liên kết (kinh tế) hoặc nâng cấp (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, văn hóa, giáo dục, môi trường…). Tất cả các hoạt động đó đã làm cho quan hệ ASEAN - Trung Quốc trở nên toàn diện hơn, sâu sắc hơn.
    4.2.2. Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác mậu dịch và đầu tư giữa hai bên
    Về mậu dịch: Mậu dịch hai chiều giữa ASEAN và Trung Quốc đã tăng lên rất nhanh, năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt từ sau khi ACFTA có hiệu lực. Từ năm 2009, Trung Quốc đã trở thành đối tác mậu dịch lớn nhất của ASEAN, chiếm 11,6% tổng mậu dịch của Hiệp hội. Cũng trong năm đó, ASEAN đã trở thành đối tác mậu dịch lớn thứ ba của Trung Quốc.
    Về đầu tư, thành tựu đáng chú nhất là sự gia tăng đầu tư của Trung Quốc vào các nền kinh tế ASEAN. Năm 2010, đầu tư mới của Trung Quốc ở ASEAN lên tới 2,10 tỷ Đô la Mỹ. Đáng chú ý là các công ty Trung Quốc đã chuyển từ đầu tư để mở rộng thị trường và đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp Trung Quốc sang đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất ở một số nước ASEAN. Việc hoàn tất ACFTA cũng thúc đẩy đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc. Trong năm 2010, đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc là 6,32 tỷ Đô la Mỹ, tăng 35,2%.
    4.2.3. Tăng cường giao lưu giữa các tầng lớp nhân dân ASEAN - Trung Quốc
    Quá trình xây dựng QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc đã tạo nên sự nhộn nhịp trong quan hệ giữa các tầng lớp nhân dân, các ngành, các cấp ở các nước ASEAN và Trung Quốc. Hợp tác truyền thông giữa hai bên được đẩy mạnh. Quan hệ hợp tác giữa các tỉnh, thành phố của ASEAN với các tỉnh thành phố của Trung Quốc cũng diễn ra sôi nổi thông qua các hoạt động giao lưu và kết nghĩa.
    4.3. Tác động của quá trình xây dựng và phát triển QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc
    4.3.1. Những tác động tích cực
    4.3.1.1. Đối với Đông Nam Á
    Góp phần đáng kể trong việc duy trì hòa bình và hòa dịu ở Đông Nam Á trong giai đoạn từ 2003 tới 2010
    Dưới tác động của việc các bên nghiêm túc thực hiện DOC, đặc biệt trong giai đoạn 2003 - 2006, tình hình Biển Đông tương đối ổn định. Việc Trung Quốc tuân thủ TAC cũng góp phần duy trì hòa bình và an ninh ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn trên, môi trường hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á cũng chưa thật vững chắc do tham vọng quá lớn của Trung Quốc đối với Biển Đông.
    Kích hoạt sự quan tâm của các nước lớn khác đối với Đông Nam Á
    Trước khi Quan hệ đối tác giữa ASEAN và Trung Quốc được tuyên bố thiết lập, quan hệ của các nước lớn khác với ASEAN còn khá trầm lắng. Sau khi ASEAN và Trung Quốc khởi động xây dựng QHĐTCL, các nước lớn mà đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ đã điều chỉnh chính sách đối với Đông Nam Á nhằm giữ vững và gia tăng ảnh hưởng và quyền lợi của họ ở khu vực này. Việc các nước lớn tích cực can dự ở Đông Nam Á từ 2003 tới nay đã nâng cao vai trò và vị thế của ASEAN trong khu vực và trên thế giới, đồng thời kiềm chế bớt sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
    4.3.1.2. Tác động đối với ASEAN
    Hỗ trợ cho công cuộc xây dựng Cộng đồng ASEAN
    Các kết quả thực hiện Kế hoạch hành động 2005 - 2010 trong lĩnh vực chính trị - an ninh đã góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á. Đây chính là mục tiêu quan trọng nhất của việc xây dựng APSC.
    Hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc cũng hỗ trợ tích cực cho quá trình xây dựng AEC. Những tác động không mong muốn của ACFTA đã góp phần thúc đẩy các nước ASEAN cải cách cơ cấu kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của họ. Hợp tác phát triển ASEAN - Trung Quốc đóng góp không nhỏ vào thành tích thu hẹp khoảng cách phát triển bên trong ASEAN trong thời gian vừa qua.
    Việc xây dựng QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc cũng tác động tích cực vào quá trình xây dựng ASSC.
    Góp phần giúp ASEAN duy trì vai trò trung tâm trong cấu trúc đang định hình ở Đông Á
    Mặc dù Trung Quốc luôn tìm cách tranh giành vai trò lãnh đạo cấu trúc an ninh và liên kết kinh tế đang định hình ở Đông Á của ASEAN, nhưng trong các phát ngôn họ vẫn luôn tuyên bố ủng hộ vai trò trên của ASEAN. Trung Quốc cũng phản đối mạnh mẽ bất kỳ động thái nào của phương Tây nhằm giành giật vai trò đó. Chính điều này đã góp phần giúp ASEAN giữ vững được vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình ở Đông Á.
    4.3.1.3 Đối với Trung Quốc
    Nâng cao vị thế và ảnh hưởng ở Đông Nam Á
    Trong quá trình xây dựng QHĐTCL, ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, đã lên cao hơn bao giờ hết, nhất là trong giai đoạn từ 2003 - 2008. Sự hiện diện về chính trị - ngoại giao của Trung Quốc xuất hiện ở khắp mọi nơi, cả ở cấp độ khu vực lẫn cấp độ quốc gia các nước thành viên ASEAN. Về kinh tế, thông qua ACFTA, Trung Quốc đã khiến các nước ASEAN ngày càng phụ thuộc vào họ. Ảnh hưởng về văn hóa của Trung Quốc cũng gia tăng mạnh mẽ, thông qua sự hiện diện của 21 viện Khổng Tử và các sản phẩm của nền công nghiệp văn hóa Trung Quốc trong khu vực.
    Thu được nhiều lợi ích kinh tế
    Việc xây dựng ACFTA đã mở ra cho hàng hóa xuất khẩu thừa ế của Trung Quốc, do các đối tác mậu dịch Âu, Mỹ giảm nhu cầu nhập khẩu từ 2008. ACFTA cũng tạo cơ hội các hàng hóa tiêu dùng chất lượng thấp của Trung Quốc tràn ngập thị trường các nước ASEAN.
    Trung Quốc đang là “công xưởng của thế giới”. Nhu cầu nguyên liệu đầu vào từ tài nguyên thiên nhiên và sản phẩm sơ chế ngày càng lớn. Việc triển khai ACFTA đã tạo cơ hội cho Trung Quốc tiếp cận được nguồn dầu mỏ của Indonesia, Brunei hay niken của Philippines và bauxite cùng nhiều khoáng sản khác của Việt Nam...
    4.3.2. Tác động tiêu cực
    4.3.2.1 Biển Đông căng thẳng trở lại, đe dọa phá vỡ môi trường an ninh ở Đông Nam Á
    Khi quyết định xây dựng QHĐTCL với nhau, cả ASEAN và Trung Quốc đều hy vọng rằng quan hệ đó sẽ giúp duy trì tình hình ổn định ở Biển Đông. Trong 5 năm đầu của quá trình xây dựng QHĐTCL, về tổng thể mục tiêu trên đã đạt được. Tuy nhiên, tình trạng ổn định ở vùng biển trên không duy trì được lâu do các hoạt động gây hấn ngày càng trắng trợn của Trung Quốc, đặc biệt là từ 2009. Những hoạt động đó là do hai nguyên nhân sau: Thứ nhất, vì những lợi ích to lớn ở khu vực này nên Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông.
    Thứ hai, thông qua những hành động gây hấn ở Biển Đông, Trung Quốc muốn thử phản ứng của Mỹ và làm tan ảo tưởng của các nước ASEAN đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc về sự hỗ trợ của Mỹ.
    4.3.2.2. Sự tin cậy lẫn nhau giữa ASEAN và Trung Quốc đang suy giảm dần
    Trong những năm từ 1991 - 2006, sự tin cậy lẫn nhau giữa ASEAN và Trung Quốc đã được xây đắp và ngày càng sâu sắc. Tuy nhiên, từ 2007 tới nay, sự tin cậy đó đã suy giảm dần. ASEAN và nhiều nước thành viên đã không còn tin vào Trung Quốc. Bởi vì giữa lời nói và việc làm của Trung Quốc trong quan hệ với ASEAN có khoảng cách rất xa; thái độ ứng xử có tính bá quyền của Trung Quốc đối với một số nước thành viên ASEAN. Về phần mình, Trung Quốc cũng nghi ngờ ASEAN hợp tác với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc.
    4.3.2.3. Hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc gây thiệt thòi cho nhiều nước ASEAN
    Từ khi ACFTA được xây dựng xong trong khu vực ASEAN 6 và Trung Quốc (1/2010), lợi ích từ khu vực mậu dịch tự do này đã nghiêng về phía Trung Quốc nhiều hơn và gây thua thiệt cho một số nước ASEAN, đặc biệt là Indonesia. Tình trạng phá sản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và các vấn đề xã hội nảy sinh do sự thâm nhập ngày càng nhiều của nguồn lao động giản đơn từ Hoa lục vào các nước ASEAN, đặc biệt là các nước CLMV chính là những thua thiệt đó.
    4.3.2.4. Gây nên một số vấn đề bất lợi cho ASEAN
    Uy tín của ASEAN có phần suy giảm
    Từ khi tình hình Biển Đông căng thẳng trở lại, ASEAN đã không thể tiến hành bất kỳ hành động mạnh mẽ nào nhằm kiềm chế các hoạt động gây hấn của Trung Quốc. Sự bất lực đó của ASEAN đã làm giảm uy tín của Hiệp hội trước các nước thành viên, đặc biệt là các nước đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Điều này giải thích vì sao trong mấy năm gần đây, khuynh hướng quốc tế hóa vấn đề Biển Đông đã xuất hiện và lôi cuốn sự ủng hộ của nhiều nước ASEAN.
    Tình trạng chia rẽ trong nội bộ ASEAN
    Trong quá trình xây dựng QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc, tình đoàn kết, sự đồng thuận trong nội bộ ASEAN đã bị thử thách, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông. Biểu hiện rõ nhất là AMM 45 tổ chức ở Campuchia tháng 7/2012 đã không thể đưa ra thông cáo chung do sự thỏa hiệp của Campuchia với Trung Quốc.
    Tình trạng chia rẽ trong nội bộ ASEAN là do các nước ASEAN có lợi ích khác nhau trong vấn đề Biển Đông. Ngay trong những nước tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc cũng có khác biệt về lợi ích do mức độ tranh chấp với Trung Quốc khác nhau và Trung Quốc đã nỗ lực khai thác sự khác biệt về lợi ích giữa các nước ASEAN trong vấn đề trên để lôi kéo một số nước đứng về phía họ. Chính sách trên của Trung Quốc đã ít nhiều thành công và ASEAN bị chia rẽ thành hai nhóm “thân” và “không thân” Trung Quốc.
    4.4. Tác động của QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc tới quan hệ Việt - Trung
    4.4.1. Tác động tích cực
    Quan hệ này đã mở thêm một kênh hợp tác mới cho quan hệ Việt - Trung phát triển, bên cạnh các kênh truyền thống. Hợp tác giữa hai bên đã phát triển mạnh mẽ hơn từ sau 2003. Về chính trị, các chuyến thăm cấp cao được tiến hành thường xuyên. Năm 2007, quan hệ Việt - Trung đã được nâng cấp lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện. Quan hệ kinh tế và mậu dịch giữa hai bên cũng phát triển mạnh mẽ. Hợp tác Việt Nam - Trung Quốc trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hoá, khoa học và thể thao đã được đẩy mạnh hơn.
    4.4.2. Tác động tiêu cực
    Thứ nhất, do sự thỏa hiệp của ASEAN, phạm vi áp dụng của DOC chỉ bao trùm lên quần đảo Trường Sa. Hoàng Sa trở thành tranh chấp song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Do vậy, Việt Nam hầu như không nhận được bất kỳ sự ủng hộ thực chất nào từ ASEAN và các nước nước thành viên của nó khi phải đương đầu với sự ngang ngược ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
    Thứ hai, tình trạng thâm hụt thương mại của Việt Nam ngày càng lớn từ khi cắt giảm thuế theo quy định của ACFTA.Việt Nam là một trong những nước ASEAN bị thua thiệt về thương mại nhiều nhất trong liên kết kinh tế ASEAN - Trung Quốc. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam cũng đang cạn kiệt dần do sự khai thác bừa bãi của các doanh nghiệp Trung Quốc đang đầu tư ở Việt Nam.
    Tiểu kết
    Quá trình xây dựng QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Mỹ triển khai Chiến lược tái cân bằng ở Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng ngày càng quyết liệt. Hoạt động đó của Mỹ đã tạo ra những khó khăn lớn cho quá trình chinh phục Đông Nam Á của Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc ngày càng tích cực, chủ động hơn nhằm sớm hiện thực hóa QHĐTCL với ASEAN.
    Sau 7 năm nỗ lực phấn đấu, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được những thành tựu quan trọng trong xây dựng QHĐTCL với nhau, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.
    Các kết quả của quá trình xây dựng QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc là một trong những nhân tố quan trọng góp phần duy trì môi trường hòa bình, an ninh ở Đông Nam Á trong hầu như suốt thập niên đầu thế kỷ XXI. Quá trình đó cũng làm sôi động quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á, đặc biệt là quan hệ giữa các nước lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ với ASEAN.
    Việc xây dựng QHĐTCL cũng tác động mạnh tới cả ASEAN và Trung Quốc. Đối với ASEAN, QHĐTCL với Trung Quốc đã giúp ASEAN có thêm nguồn lực hiện thực hóa AC; vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình cũng được giữ vững hơn.
    Về phía Trung Quốc, những lợi ích thu được từ quá trình xây dựng QHĐTCL với ASEAN là rất lớn. Ảnh hưởng của Trung Quốc lên cao chưa từng có trong mọi lĩnh vực đời sống của Đông Nam Á, nhất là trong giai đoạn từ 2003 tới 2006. Nhờ triển khai xây dựng ACFTA, Trung Quốc đã mở rộng được thị trường cho hàng hóa thừa ế, chất lượng thấp sang các nước ASEAN và tiếp cận được nguồn nguyên, nhiên liệu thiên nhiên giàu có của các nước này.
    Bên cạnh những tác động tích cực trên, quá trình xây dựng QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc đã nảy sinh nhiều vấn đề, tác động tiêu cực tới Đông Nam Á, tới ASEAN và tới cả Trung Quốc. Tình hình Biển Đông đã căng thẳng trở lại. Nguy cơ leo thang căng thẳng ở Biển Đông vẫn đang hiện hữu.
    Trong quá trình xây dựng và phát triển QHĐTCL, niềm tin và sự tin cậy lẫn nhau giữa ASEAN và Trung Quốc đang suy giảm. Liên kết kinh tế giữa hai bên gây nhiều thiệt thòi cho ASEAN. Trung Quốc là bên được lợi nhiều hơn từ ACFTA.
    Quá trình xây dựng và phát triển QHĐTCL với Trung Quốc cũng làm nảy sinh một số vấn đề nghiêm trọng trong nội bộ ASEAN. Uy tín của ASEAN trước các nước thành viên bị giảm sút. Bản thân ASEAN bị chia rẽ thành hái nhóm "thân" và "không thân" Trung Quốc.
    Là một nước thành viên ASEAN, Việt Nam vừa được hưởng một số lợi ích từ quá trình xây dựng QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc, vừa phải gánh chịu những hậu quả do quá trình này gây ra. Lợi ích từ mối quan hệ trên là sự phát triển quan hệ chính trị, ngoại giao mạnh mẽ giữa hai bên; là sự tăng trưởng nhanh trong quan hệ mậu dịch và đầu tư. Còn tác động bất lợi là Việt Nam phải một mình đương đầu với Trung Quốc trong cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và tình trạng gia tăng thâm hụt thương mại, sự cạn kiệt tài nguyên ngày càng nhiều.

    KẾT LUẬN
    Tháng 10/2003, QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc được tuyên bố thiết lập tại Bali. Sự kiện này gây không ít bất ngờ cho dư luận quốc tế và khu vực vào thời điểm đó. Bởi vì, quan hệ giữa hai chủ thể này mới chỉ trải qua 12 năm phát triển, kể từ ASEAN và Trung Quốc lập quan hệ chính thức với nhau (tháng 7/1991).
    Để tiến tới cấp độ cao trong quan hệ quốc tế như vậy, cả ASEAN và Trung Quốc đã phải nỗ lực rất nhiều nhằm tạo dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để nâng cấp quan hệ của họ lên tầm Đối tác chiến lược.
    Về cơ sở lý luận, QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc được xây dựng dựa trên những lý luận chung về Quan hệ đối tác, Đối tác chiến lược được giới học giả trên thế giới chấp nhận. Tuy nhiên, những quan điểm riêng của Trung Quốc là nền tảng lý luận chính dẫn dắt quá trình xây dựng QHĐTCL của họ với những quốc gia, những tổ chức hợp tác khác nhau trên thế giới, trong đó có ASEAN. Về cơ bản, lý luận của Trung Quốc về QHĐTCL cũng tương tự như lý luận của giới nghiên cứu quốc tế về mối quan hệ này. Nhưng trong lý luận của Trung Quốc có sự phân biệt rõ ràng giữa Quan hệ đối tác và QHĐTCL. QHĐTCL, trước hết là phải là quan hệ đối tác, nhưng lâu dài về thời gian và có ảnh hưởng tới khu vực và thế giới.
    Cơ sở thực tiễn của QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc là những nền móng mà hai bên đã kiên trì xây dựng trong suốt 12 năm phát triển quan hệ từ năm 1991 đến năm 2003.
    Những nền móng đó bao gồm: Một quan hệ chính thức giữa hai bên; những cơ sở pháp lý vững chắc, một khung thể chế hoàn chỉnh, những nguyên tắc hợp tác rõ ràng, minh bạch vừa dựa trên luật pháp quốc tế được thừa nhận, vừa phù hợp với phương cách Á Châu và một phạm vi hợp tác ngày càng được mở rộng. Các kết quả và kinh nghiệm thực tế rút ra từ 12 năm hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, chính trị, an ninh và các cơ chế hợp tác đa phương cũng là những nhân tố góp phần tạo cơ sở thực tiễn cho QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc trong những năm sau đó.
    Ngoài ra, QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc còn có những cơ sở thực tiễn khác. Đó là nhu cầu gia tăng hợp tác để ứng phó với những biến đổi trong môi trường chính trị, an ninh thế giới và khu vực, đặc biệt là mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chủ nghĩa đơn phương của Mỹ từ sa sự kiện 11/9/2001 và các điểm nóng về an ninh ở Đông Á.
    Việc nâng cấp quan hệ ASEAN - Trung Quốc còn được thúc đẩy bởi nhu cầu hợp tác phát triển của mỗi bên. Đối với ASEAN, một quan hệ hợp tác sâu rộng hơn với Trung Quốc sẽ giúp ASEAN có thêm nguồn lực để xây dựng thành công AC và giữ vững vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình. QHĐTCL với Trung Quốc tạo thuận lợi cho các nước thành viên khai thác các cơ hội từ sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc cần ASEAN trở thành Đối tác chiến lược của họ để để giữ vững môi trường hòa bình, an ninh xung quanh Trung Quốc và tạo cơ hội cho Trung Quốc tiếp cận thị trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của Đông Nam Á.
    Sáng kiến thiết lập QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc do Trung Quốc đưa ra. Ẩn sau sáng kiến này còn là những ý đồ sâu sa của Trung Quốc đối với Đông Nam Á. Đó là: giữ vững và mở rộng ảnh hưởng của họ ở Đông Nam Á trước những tác động có thể của việc Mỹ trở lại Đông Nam Á và sự gia tăng hiện diện của Nhật Bản ở khu vực; biến Đông Nam Á thành thị trường tiêu thụ hàng hóa, vơ vét tài nguyên thiên nhiên của khu vực; di cư người Hoa ở Đại lục xuống Đông Nam Á dưới danh nghĩa hợp tác kinh tế cùng phát triển; và thể nghiệm luận thuyết “Thế giới hài hòa” lấy đó làm kinh nghiệm để truyền bá và khuyếch trương luận thuyết đó ra các khu vực khác và thế giới.
    Về phần mình, ASEAN chấp nhận đề xuất của Trung Quốc vì sáng kiến đó phù hợp với chính sách mới của ASEAN đối với các nước lớn. Cốt lõi của chính sách đó là hợp tác cùng có lợi với các đối tác đối thoại và cân bằng ảnh hưởng của họ ở Đông Nam Á. Ngoài ra, thông qua xây dựng mối quan hệ này, ASEAN muốn làm yên lòng Trung Quốc khi Mỹ trở lại Đông Nam Á và thúc giục các nước lớn khác, nhất là Mỹ điều chỉnh chính sách đối với ASEAN, vốn vẫn tiếp tục bị coi nhẹ kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt.
    Việc xây dựng QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc được công bố chính thức trong Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về QHĐTCL vì hòa bình và thịnh vượng do Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc lần thứ 9, họp tại Bali (Indonesia) tháng 10/2003. Về thực chất, quan hệ này chỉ là làm sâu sắc và mở rộng hơn quan hệ giữa hai bên. Các nước tham gia vào mối quan hệ đó hoàn toàn độc lập trong việc hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại riêng của họ.
    Để hiện thực hóa QHĐTCL, tháng 12/2004, hai bên đã thông qua Kế hoạch hành động để thực hiện Tuyên bố chung về QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc 2005 - 2010. Trong kế hoạch đó, hai bên đã đề ra hàng loạt các chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
    Triển khai kế hoạch hành động trên, trong lĩnh vực chính trị, hai bên đã duy trì và gia tăng tần số các cuộc tiếp xúc cấp cao cả ở bình diện song phương lẫn đa phương. Tại mỗi cuộc gặp đó, nhiều quyết định, định hướng hợp tác mới đã được đề ra. Cho tới 2010, 13 Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc đã được tổ chức. Không có hội nghị nào kết thúc mà không đưa ra các quyết định hợp tác mới.
    Trong lĩnh vực an ninh, ASEAN và Trung Quốc đã hợp tác cả về an ninh truyền thống lẫn phi truyền thống. Hợp tác an ninh truyền thống được tập trung vào việc kiềm chế xung đột ở Biển Đông, còn hợp tác an ninh phi truyền thống được xúc tiến trong các hoạt động chung nhằm phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm, tội phạm xuyên quốc gia và khắc phục các hậu quả từ thảm họa thiên nhiên…
    Trong lĩnh vực kinh tế, hoạt động hợp tác được tập trung vào xây dựng Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Để xây dựng khu mậu dịch này, ASEAN và Trung Quốc đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa hai bên và 3 hiệp định khác dưới Hiệp định khung là Hiệp định mậu dịch hàng hóa (2004), Hiệp định mậu dịch trong dịch vụ (2008) và Hiệp định đầu tư (2009). Trong các hiệp định trên, cơ chế cắt giảm thuế đối với hàng hóa, dịch vụ và khuyến khich đầu tư hai chiều ASEAN - Trung Quốc đã được đề ra. Trong các lĩnh vực khác, các hoạt động hợp tác cũng được đẩy mạnh. Hợp tác ASEAN - Trung Quốc trong GMS, trong các vấn đề khu vực và quốc tế cũng đi vào thực chất hơn. Từ sau 2003, hai bên không chỉ dừng lại ở những tuyên bố ủng hộ nhau mà đã xúc tiến nhiều hoạt động hợp tác cụ thể trong một số vấn đề khu vực và quốc tế quan trọng.
    Từ thực tế thực hiện Kế hoạch hành động ASEAN - Trung Quốc 2005 - 2010, có thể khẳng định rằng hai bên về cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra.
    Quá trình xây dựng QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Mỹ triển khai Chiến lược tái cân bằng ở Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Đông Nam Á nói riêng, ngày càng quyết liệt. Hoạt động đó của Mỹ cản trở Trung Quốc thực hiện các ý đồ của họ ở Đông Nam Á. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc ngày càng tích cực, chủ động hơn nhằm đẩy nhanh quá trình hiện thực hóa QHĐTCL với ASEAN…. Sự chủ động của Trung Quốc là do họ muốn giành được quyền dẫn dắt tiến trình ASEAN + 1 giữa họ với ASEAN, thu nhiều lợi ích từ hợp tác kinh tế với các nước thành viên hiệp hội này. Ngoài ra, sự chủ động đó còn nhằm làm cho quan hệ Trung Quốc - ASEAN vượt lên trên quan hệ của ASEAN với các đối tác đối thoại khác, đặc biệt là Mỹ.
    Sau 7 năm nỗ lực phấn đấu, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được những thành tựu quan trọng trong xây dựng QHĐTCL với nhau. Quan hệ giữa hai bên đã phát triển khá toàn diện. Nhiều lĩnh vực hợp tác mới được triển khai, trong khi các lĩnh vực hợp tác truyền thống được làm sâu sắc hơn. Những kết quả hợp tác kinh tế là nổi trội nhất. Quan hệ giao lưu giữa nhân dân các nước ASEAN với nhân dân Trung Quốc cũng trở nên rất nhộn nhịp hơn.
    Các kết quả của quá trình xây dựng QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc đã đóng góp không nhỏ vào việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh ở Đông Nam Á, nhất là trong giai đoạn từ 2006 trở về trước. Quá trình xây dựng và phát triển QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc đã làm sôi động quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á, đặc biệt là quan hệ giữa các nước lớn, nhất là Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ với ASEAN.
    Quá trình trên cũng tác động tích cực tới cả ASEAN và Trung Quốc. Các dự án hợp tác với Trung Quốc đã tiếp thêm nguồn lực cho ASEAN xây dựng AC. Với sự ủng hộ tích cực của Trung Quốc. ASEAN đã duy trì được vai trò trung tâm trong các tiến trình hợp tác đa phương do ASEAN lập ra.
    Những lợi ích Trung Quốc thu được từ quá trình xây dựng QHĐTCL với ASEAN là rất lớn. Ảnh hưởng của Trung Quốc lên cao chưa từng có trong mọi lĩnh vực đời sống của Đông Nam Á, nhất là trong giai đoạn từ 2003 tới 2006. Nhờ triển khai xây dựng ACFTA, Trung Quốc đã mở rộng được thị trường cho hàng hóa, chất lượng thấp sang các nước ASEAN và khai thác được tài nguyên, khoáng sản của các nước đó.
    Bên cạnh những tác động tích cực trên, quá trình xây dựng QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc đã làm nảy sinh nhiều vấn đề,tác động tiêu cực tới Đông Nam Á, tới ASEAN và tới cả Trung Quốc.
    Tình trạng căng thẳng trở lại ở Biển Đông sau vài năm lặng sóng đang tạo nguy cơ phá vỡ môi trường an ninh vốn vẫn rất bấp bênh ở Đông Nam Á. Việc xây dựng COC cũng không tiến triển được.
    Quá trình xây dựng QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc không làm tăng sự tin cậy lẫn nhau giữa hai bên mà ngược lại. Từ sự tin cậy khá sâu sắc trong những năm đầu xây dựng QHĐTCL, đến nay nhiều nước ASEAN, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, đã không còn tin tưởng vào tình hữu nghị của Trung Quốc. Sự nghi ngờ của ASEAN đối với đối tác này là do khoảng cách giữa lời nói với việc làm của Trung Quốc, thể hiện rõ qua các hoạt động độc chiếm Biển Đông và những ứng xử có tính chất bá quyền của Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á. Về phần họ, Trung Quốc cũng giảm niềm tin vào ASEAN. Trung Quốc nghi ngờ ASEAN và một số nước thành viên của nó hợp tác với Mỹ để kiềm chế họ. Sự nghi kỵ lẫn nhau khiến cả ASEAN và Trung Quốc đều gia tăng mua sắm vũ khí. Nguy cơ chạy đua vũ trang ở Đông Á đang hiện hữu.
    Những tác động tiêu cực của QHĐTCL ASEAN - Trung Quốc cũng được nhận diện trong liên kết kinh tế giữa hai bên. Không thể phủ nhận rằng ACFTA đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ mậu dịch, đầu tư ASEAN - Trung Quốc nhưng Trung Quốc là bên được lợi hơn. Hầu hết các nước ASEAN đang phải gánh chịu những hậu quả của ACFTA. Thâm hụt thương mại, sự phá sản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, đổ vỡ về xã hội … chính là những hậu quả đó.
    Quá trình xây dựng và phát triển QHĐTCL với Trung Quốc không giúp củng cố sự đoàn két, nhất trí của ASEAN mà ngược lại. Nội bộ ASEAN bị chia rẽ thành hai nhóm nước: thân Trung Quốc và không thân Trung Quốc. Đây là hậu quả của chính sách phân biệt đối xử mà Trung Quốc ngày càng công khai thực hiện trong quan hệ với các nước thành viên ASEAN. Uy tín của ASEAN trước các nước thành viên, đặc biệt là trước các nước thành viên đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, bị suy giảm, do ASEAN không thể tiến hành bất kỳ hoạt động hiệu quả nào để ngăn cản sự ngang ngược ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
    Là một nước thành viên ASEAN, Việt Nam luôn chịu tác động trực tiếp và mạnh mẽ từ sự thăng trầm trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc. Nước ta đã được hưởng nhiều lợi ích từ khi mối quan hệ này được nâng cấp lên tầm Đối tác chiến lược. Hợp tác chính trị - an ninh ASEAN - Trung Quốc là một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy Việt Nam và Trung Quốc thiết lập QHĐTCL toàn diện với nhau. Hợp tác mậu dịch và đầu tư cũng có những bước phát triển mới. Tuy nhiên, do sự thỏa hiệp của ASEAN trong quá trình đàm phán và ký kết DOC, Việt Nam đang phải một mình đương đầu với Trung Quốc trong cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam cũng là nước ASEAN chịu thâm hụt nhiều nhất trong quan hệ mậu dịch với Trung Quốc.
    Để có thể khai thác nhiều hơn các lợi ích từ Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc và giảm thiểu các tác động tiêu cực từ mối quan hệ này đối với nước ta, Việt Nam nên xúc tiến một số hoạt động như đẩy mạnh tuyên truyền để các nước ASEAN hiểu rõ và chia sẻ nhận thức rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam; vấn đề Hoàng Sa không chỉ là vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc mà còn là vấn đề giữa ASEAN và Trung Quốc. Việt Nam cần tận dụng nguyên tắc đồng thuận của ASEAN để có thể yêu cầu ASEAN chấp nhận đưa vấn đề Hoàng Sa vào quá trình đàm phán COC với Trung Quốc,.
    Giảm thâm hụt thương mại để tiến tới cân bằng mậu dịch với Trung Quốc cũng là một trong những nhu cầu cấp bách về kinh tế đối ngoại của Việt Nam hiện nay.
    Bên cạnh đó, nên tiến hành các công trình nghiên cứu sâu về phong cách ứng xử truyền thống với các nước láng giềng xung quanh Trung Quốc để có thể đề ra cách ứng xử thích hợp của nước ta với một nước Trung Quốc đang trỗi dậy.

    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

    1. Đàm Huy Hoàng (2013), Sự thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN - Trung Quốc đầu những năm 90 của thế kỷ XX và ý nghĩa của nó, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 9, tr. 27 – 30.
    2. Đàm Huy Hoàng (2012), Hợp tác ASEAN - Trung Quốc nhìn từ góc độ đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, Tạp chí Quan hệ quốc phòng, số 20, Quý IV, tr. 27 – 33.
    3. Đàm Huy Hoàng (2011), Xu hướng hợp tác đầu tư ASEAN - Trung Quốc (1991 - 2011), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8, tr. 29 – 35.
    4. Đàm Huy Hoàng (2011), Quan hệ Trung Quốc - Indonesia từ sau Chiến tranh Lạnh kết thúc tới nay, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5, tr. 30 - 43.
    5. Đàm Huy Hoàng (2011), Nhân tố ASEAN với sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 12, tr. 70- 73.
     
    DOC: : (Điểm tài liệu : 0 ) : Đây là tài liệu VIP, bạn cần và nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu
    Đang tải...

Chia sẻ trang này