Review MỘT CƠN GIÓ BỤI (hay KIẾN VĂN LỤC)

Tin đăng trong 'Review sách' bởi admin, Cập nhật cuối: 02/05/2018.

  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.232
    Lượt thích:
    163
    Điểm thành tích:
    125.351
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Lệ Thần Trần Trọng Kim

    MỘT CƠN GIÓ BỤI (hay KIẾN VĂN LỤC)
    Hồi ký do Trần Trọng Kim (1883–1953) xuất bản năm 1949, mang nội dung tóm lược quãng đời làm chính trị của ông (từ năm 1942 đến năm 1948).

    Trong cuốn hồi ký, ông có đề cập và nói lên suy nghĩ của mình về các sự kiện lớn xảy ra trong nước thời bấy giờ như sự thành lập chính phủ của Đế quốc Việt Nam do ông làm thủ tướng, sau đó là Cách mạng tháng Tám, sự cầm quyền của Việt Minh, cùng cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất giữa Việt Minh và thực dân Pháp.
    Trần Trọng Kim là thủ tướng của Đế quốc Việt Nam, là một học giả có kiến thức rộng cả tân và cựu học, là người có đóng góp cho ngành giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ 20.

    Phụ lục gồm
    1. Bản nhạc Đăng Đàn Cung (登壇宮) Quốc thiều dưới triều nhà Nguyễn (1802-1945). Đăng Đàn Cung có nghĩa là khúc nhạc được dùng tấu lên khi Nhà Vua bước lên lễ đài (đăng đàn) tế lễ trời đất tại đàn Nam Giao (Huế). Chuyên gia người Pháp J.B. Chaigneau được lệnh vua Gia Long soạn thảo bản quốc thiều để sử dụng trong các đại lễ của triều đình. Ông đã dựa theo hình thức bản Marche Militaire để dựng lên bản "Đăng đàn cung".
    Sang thế kỷ 20 triều Khải Định, người trưởng ban nhạc trong Đại Nội bấy giờ là ông J. Tịnh (tức bác sĩ Nguyễn Đương Tinh) cho soạn lại Đăng đàn cung theo ký âm pháp của nhạc phương Tây để dễ sử dụng trong quân nhạc của Đại Nội.
    Bài hát từng được Nguyễn Phúc Ưng Thiều viết lời, dùng trong thập niên 1940, và Nguyễn Đình Thi viết lời năm 1945.
    Trần Trọng Kim dùng cho chính phủ của mình và dự định đặt lời mới.

    2. Bản nhạc Việt Nam minh châu trời đông, do Hùng Lân sáng tác, là đảng ca của VN quốc dân đảng và Đại Việt quốc dân đảng. bài hát thắng giải nhất trong kỳ thi âm nhạc toàn quốc năm 1944.

    3. Ảnh chụp nguyên bản chương 5 đến chương 8 của Một cơn gió bụi 1968.

    Ảnh 1: bản in của Vĩnh Sơn trước 1975 (ảnh mượn bên sachxua)
    Ảnh 2: Giá 95k.

    Cuốn hồi ký gồm 12 chương, mỗi chương kể về một giai đoạn cuộc đời tác giả với những sự kiện gắn kết với nhau và không tách rời bối cảnh lịch sử Việt Nam khi đó.

    Chương I (Cuộc đời yên lặng và vô vị): tóm lược những công việc cá nhân của tác giả bắt đầu từ năm 1942, cảm nhận về sự chiếm đóng của quân Nhật Bản - Pháp, và tâm tình của ông trong giai đoạn này. Tôi là một người nước Việt Nam, lẽ nào lòng tôi lại không rung động theo với dịp rung động của những người ái quốc trong nước? Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, lòng người ly tán, nhiều người lại muốn lợi dụng cái tiếng ái quốc để làm cái mối tư lợi cho mình, vì vậy mà tôi chán nản không dự vào đảng phái nào cả, mà cũng không hành động về phương diện chính trị. Ngoài những lúc làm những công việc hàng ngày phải làm, khi rỗi rãi gặp những bạn thân, nói đến chuyện thiên hạ sự và việc nước nhà, thì tôi cũng nói chuyện phiếm và mong cho nước nhà chóng được giải phóng.
    Chương II (Đi Chiêu Nam Đảo): Do tình thế bắt buộc, tác giả cùng nhiều nhà chí sỹ khác phải đi sang Singapore dưới sự sắp xếp của người Nhật, bấy giờ đã làm chủ Đông Dương và bán đảo Mã Lai. Tại đây, ông chứng kiến một người bạn thân thiết cùng đấu tranh cho độc lập nước nhà qua đời với bao niềm xót xa.
    Chương III (Đi Băng Cốc và về Sài Gòn): Sau nhiều lần trễ hẹn, cuối cùng tác giả và những chí sỹ khác cũng rời khỏi Chiêu Nam Đảo về Băng Cốc dưới sự giúp đỡ của người Nhật. Khi về tới Sài Gòn thì được tin Nhật đã đảo chính Pháp, triều đình ở Huế đã tan rã, vua Bảo Đại đang tìm người thành lập chính phủ mới.
    Chương IV (Ra Huế lập chính phủ): Với sự sửa soạn của người Nhật, tác giả được lệnh vua Bảo Đại ra Huế. Tại đây, ông đã được đoàn tụ với vợ con sau thời gian dài xa cách. Cuộc gặp gỡ lần đầu tiên với vua Bảo Đại đã để lại nhiều ấn tượng tốt trong ông. Trước đề nghị của vua và tinh thần trách nhiệm, tác giả đã đồng ý đứng ra thành lập nội các. Chính phủ của ông tồn tại được bốn tháng nhưng đã làm được một số việc như điều đình thành công với người Nhật để họ trả lại vùng nam kỳ, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, nhiều vấn đề cũng nảy sinh mà chính phủ Trần Trọng Kim không giải quyết được, như việc Nhật bản trưng thu lương thực gây nạn đói năm Ất Dậu khiến cả triệu người chết (Trần Trọng Kim tránh không nhắc đến chuyện này trong hồi ký). Hoạt động tuyên truyền của mặt trận Việt Minh (thực chất do những người Cộng sản đứng đầu) và một số nhóm chính trị khác, các vụ không kích của quân Đồng Minh khiến tình hình trong nước hết sức phức tạp. Cuối cùng, Việt Minh phát động tổng nổi dậy giành chính quyền. Quân đội Nhật ngỏ lời giúp đàn áp Việt Minh nhưng tác giả từ chối, sau đó giải tán nội các và vua Bảo Đại thoái vị. Trước đó, ông cố tìm cách thương lượng với Việt Minh để duy trì lại hoàng gia nhà Nguyễn nhưng bị từ chối.
    Chương V: kể về hành trình từ Huế ra Hà Nội, nơi ông cư trú.
    Chương VI (Chính phủ Việt Nam và tình thế trong nước): Tác giả kể về tình hình Việt Nam dưới sự điều hành của Chính phủ Lâm thời gồm đại diện nhiều đảng phái do Hồ Chí Minh đứng đầu, kèm theo vài lời nhận xét về hoạt động của chính phủ mà thực chất mọi việc do Tổng bộ Đảng Cộng sản quyết định. Tác giả cũng tường thuật lại cuộc bầu cử Quốc hội khóa I tại Hà Nội ngày 6/1/1946, nơi mà Việt minh huy động cả người không biết chữ đi bầu cử với nhận xét "lẽ dĩ nhiên những người Việt Minh đưa ra được đến tám chín mươi phần trăm số người đi bầu. Ðó là một phương pháp rất mới và rất rõ để cho mọi người được dùng quyền tự do của mình lựa chọn lấy người xứng đáng ra thay mình làm việc nước."[3]
    Chương VII (Tôn chỉ và sự hành động của Cộng sản đảng): Nhận xét cá nhân của tác giả về Chủ nghĩa cộng sản và phong trào Việt Minh. Ngoài ra, ông còn phân tích kế hoạch của những người Cộng sản trong chính phủ lâm thời khi đó đối với cựu hoàng Bảo Đại.
    Chương VIII (Sự giao thiệp của chính phủ Việt Nam với nước Pháp) : Ông nhận xét về các biện pháp của Chính phủ lâm thời và Hồ Chí Minh trong ngoại giao với nước Pháp và Tàu. Ông phân tích Hiệp định sơ bộ mà Võ Nguyên Giáp ký với Pháp, cho rằng đó là cách "hoãn binh" của Việt Minh, trước là để đuổi Tàu, sau đó sẽ dồn lực đối phó với Pháp.
    Chương IX: (Đi sang Tàu): Để tránh chiến cuộc với Pháp sắp nổ ra, tác giả lưu lạc sang Trung Quốc hòng mưu với những chí sỹ khác của nhiều đảng phái thành lập chính phủ mới. Trung Hoa Quốc dân đảng đón tiếp ông, đồng thời cung cấp tiền bạc cho ông và Bảo Đại hòng lập chính phủ mới do Trung Hoa khống chế, nhưng ông thấy Trung Hoa Quốc dân đảng không có thực lực nên không làm gì.
    Chương X: (Cuộc Pháp Việt chiến tranh): tác giả kể cảm nhận về cuộc chiến giữa Việt Minh và Pháp. Được Pháp đề nghị, ông soạn thỏa thuận để chấm dứt chiến tranh với sự chứng kiến của Bảo Đại.
    Chương XI (Về Sài Gòn): người Pháp thu xếp cho ông trở về Sài Gòn để vận động thành lập chính phủ mới. Về đến Sài Gòn, ông nhận ra rằng những lời hứa hẹn của người Pháp là giả dối nên ông quyết định không làm gì.
    Chương XII: (Lên Nam Vang): Quá mệt mỏi và bất lực trước thời cuộc, tác giả lưu lạc sang Thái Lan. Trong thời gian này, ông đã tập hợp các bản thảo nhật ký của mình và viết thành cuốn hồi ký Một cơn gió bụi. Kết thúc là nhận xét của tác giả về cái hay và cái dở của Việt Minh và tự nói về tấm lòng với dân tộc của ông.
     
    Đang tải...
  2. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.232
    Lượt thích:
    163
    Điểm thành tích:
    125.351
    MỘT CƠN GIÓ BỤI.
    Giới thiệu sách.
    ....................
    Tôi viết quyển Kiến văn lục là muốn đem những chuyện của tôi làm và được biết đến trong 6 năm (1943 - 1949) mà thuật lại cho đúng sự thực. Song vì trong những chuyện ấy có lắm việc truân chuyên, lắm nỗi đoạn trường, nên tôi lấy tựa đề MỘT CƠN GIÓ BỤI cho hợp cảnh.
    Từ năm Quý Mùi (1883) tôi sinh ra cho đến nay,, trải qua biết bao niềm đâu, nổi buồn khổ sở, làm cho tôi chán nản hết cả mọi điêù, chỉ mong được yên tĩnh mà ngắm cảnh đời cho qua ngày, qua tháng. Không muốn dính dáng gì đến cuộc hành động nào cả. Thế mà đâu bắt tôi làm những việc không mong muốn.
    Hình như ngoài cuộc nhân sinh vật chất của người ta, có cái thế lực uy uẩn, huyền bí, an bài theo đúng cái nghiệp của từng người, như một tấn tuồng sắp ra biểu diễn, bởi có sự xếp đặt cả rồi, đóng vai nào phải cho hết không được từ chối.
    Nhà triết học có thể nói đó là cái nhân quả tự nhiên của các sự vật, không gì xa lạ cả. Nói đúng lắm, song tìm cái nhân và cái quả thì không hề dễ chút nào.
    Tôi tin ở trong vũ trụ có cái linh quang bao hàm hết thảy vạn vật. Sở dĩ vận vật có được là nhờ cái linh quang ấy. Cái linh quang mà người đời hay gọi đó là Phật, là Trời, là Chuá, là Đạo. Chỉ có khác nhau cách gọi tên nhưng cái thực là một. Trong mỗi người, linh quang gọi là tâm, là chủ sự hành động.
    Nếu cái tâm là chân thành ngay chính thì tự khắc là Phật, là Trời, là Chúa ở đấy. Nên bất cứ việc gì tôi cũng lấy cái tâm làm chủ. Những việc tôi đã làm, đã biết theo đúng cái tâm, không thể che đậy, kiêng dè, không thêu dệt, thêm bớt, cốt là để người ta biết được sự thực.
    Sự thật này, sự thật kia có đụng chạm đến ai là chuyện tôi không muốn, nhưng vì cũng xin thể tất cái tấm lòng thành thực của tôi mà đừng chấp trách. Tôi tin cái tâm công minh của mọi người vậy.
    Nam Vang, tháng 5/ 1949.
    ( trích Lời ngõ trong tác phẩm)


    [​IMG]

    [​IMG]
     

Chia sẻ trang này