NGUỒN GỐC VĂN MINH Nguyễn Hiến Lê dịch từ tác phẩm của William James Durant (1885-1981), sử gia, tr

Tin đăng trong 'Sách hay, tài liệu hay' bởi admin, Cập nhật cuối: 10/09/2018.

  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.160
    Lượt thích:
    147
    Điểm thành tích:
    124.698
    [​IMG]

    [​IMG]

    Ảnh 1: bản in trước 1975
    Ảnh 2: Sách nguyên bao. Giá 55k

    NGUỒN GỐC VĂN MINH

    Nguyễn Hiến Lê dịch từ tác phẩm của William James Durant (1885-1981), sử gia, triết gia, luân lý gia Hoa Kỳ

    Chương I: Những Điều Kiện Tổng Quát Của Văn minh
    Chương II: Yếu Tố Kinh Tế Của Văn Minh
    1. Từ săn bắn tới cầy cấy
    2. Nền móng của công nghệ
    3. Tổ chức kinh tế
    Chương III: Yếu Tố Chính Trị Của Văn Minh
    1. Nguồn gốc quốc gia
    2. Quốc gia
    3. Luật pháp
    4. Gia đình
    Chương IV: Yếu Tố Luân Lý Của Văn Minh
    1. Hôn nhân
    2. Luân lý về tính dục
    3. Luân lý xã hội
    4. Tôn giáo
    Chương V: Yếu Tố Tinh Thần Của Văn Minh
    1. Văn chương
    2. Khoa học
    3. Nghệ thuật
    SỬ LUÂN LÍ GIA WILL DURANT VÀ BỘ SÁCH LỊCH SỬ VĂN MINH

    Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hoá không màng danh vọng, lợi lộc, bỏ ra từ ba đến năm chục năm để lập nên sự nghiệp. Họ đọc sách nhiều, du lịch nhiều, suy tư nhiều, và nếu họ có ít thành kiến, thì tác phẩm của họ càng lâu đời càng có giá trị, hiện nay ở phương Tây, loại sách về sử được phổ biến rất rộng, có cái cơ muốn lấn át tiểu thuyết.

    Chỉ trừ Ấn Độ, dân tộc lớn nào cũng có một số sử gia lớn. Trung Hoa có hai sử gia họ Tư Mã: Tư Mã Thiên (145-?... trước công nguyên) với bộ Sử kí bất hủ gồm 526.500 chữ, chép từ đời Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế, và Tư Mã Quang (1019-1086) đời Tống với bộ Tư Trị Thông Giám, chép từ đời Chiến Quốc tới hết đời Ngũ Đại (gồm 1362 năm), ngày nào cũng viết hàng chục trang giấy, tới khi hoàn thành sau hai mươi lăm năm làm việc thì những tài liệu chép tay chứa đầy hai căn phòng.

    Ả Rập có Abd-er-Rahman Ibn Khaldoun (thế kỉ XIV) trong năm chục năm vừa làm quan vừa viết bộ Thế giới sử mà Toynbee khen là “tác phẩm lớn nhất trong loại đó ở bất kỳ thời đại nào, trong bất kỳ xứ nào”.

    Pháp có Augustin Thierry (1795-1856) nghiên cứu sử 40 năm, tới loà mắt mà vẫn tiếp tục làm việc, không viết được thì đọc cho người khác chép. Đồng thời với ông có Michelet bỏ ra ba mươi năm soạn bộ Sử Pháp gồm 28 cuốn.

    Anh có Gibbon (1737-1794) bỏ ra 17 năm soạn bộ sử danh tiếng Thời suy sụp của đế quốc La Mã. Đức có Spengler (1880-1936) tác giả của bộ Thời tàn của phương Tây. Ở nước ta chưa có sử gia nào so sánh với những nhà đó được, nhưng Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú vẫn còn đáng làm gương cho chúng ta và nếu được sanh ra ở một nước như Trung Hoa chẳng hạn thì sự nghiệp hai vị đó chưa chắc đã kém ai.

    Hiện nay hai sử gia nổi danh nhất thế giới là Toynbee (1889…) với bộ A Study of History (Khảo luận về Sử) và Will Durant với bộ The Story of Civillisation (Lịch sử Văn minh). Toynbee là một sử triết gia, có phần sâu sắc hơn Durant, Durant cổ điển hơn, nhằm mục đích phổ biến hơn, như H.G. Wells, tác giả bộ Lịch sử Thế giới, nhưng công trình của ông lớn lao hơn của Wells nhiều, và mặc dầu tính cách khác nhau, đáng được đặt ngang hàng với công trình của Toynbee.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này