PIC Những cuốn sách hot nhất của Nhã Nam

Tin đăng trong 'Chợ sách Online | Online Market' bởi admin, Cập nhật cuối: 08/08/2018.

  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.156
    Lượt thích:
    143
    Điểm thành tích:
    124.698
    [​IMG]

    Bí ẩn tông đồ thứ mười ba
    Đảo kinh hoàng
    Chuyện ở nông trại
    Quán trọ hoa diên vỹ
    hoàng hôn rơi xuống
    tháp tokyo
    Ác quỷ nam kinh (mo hayder)
    Đi! đây Việt Bắc
    Pháo đài trắng
    Thử vai (Ryu Murakami)
    Hảo nữ trung hoa (Hân Nhiên)
    Mặt trời nhà Scorta (Laurent Gaude)
    Tuyết (Maxence Fermine)
    Hoa trên mộ Algernon
     
    Đang tải...
  2. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.156
    Lượt thích:
    143
    Điểm thành tích:
    124.698
    Tuyết
    “Câu chuyện tựa như ánh sáng và thanh tao như một bài haiku. Một câu chuyện tình yêu bất diệt”

    Đó là lời nhận xét của tờ Nhật báo La Repubblica cho quyển tiểu thuyết cực ngắn này. Maxence Fermine viết cuốn sách đầu tay với tựa đề đơn giản vẻn vẹn 1 từ “Tuyết” và thổi vẻ đẹp vô ngần ấy đọng vào từng dòng thơ, từng con chữ.

    “Một cuốn tiểu thuyết cực ngắn, kỳ diệu, trắng ngần, tuyệt đẹp. Một kiệt tác”
    Nhật Bản cuối thế kỷ XIX, chàng trai trẻ Yuko đã lựa chọn con đường cho riêng mình – trái với mong muốn của người cha – trở thành nhà thơ. Người họa sĩ già mù Soseki, từng là Samurai chiến đấu vì Thiên hoàng, dạy anh nghệ thuật thơ haiku. Hai trái tim nghệ sĩ, cùng cháy chung ngọn lửa khát khao: đi tìm vẻ đẹp của thứ tình yêu mang tên vĩnh cửu.

    “Tinh tế, huyền ảo và vô cùng đẹp”
    Họa sĩ thiên tài Soseki với đôi mắt mù lòa, trở thành thầy dạy cho chàng trai trẻ Yuko nghệ thuật về màu sắc. Khi Yuko – người chỉ luôn làm thơ về tuyết - cao ngạo nói rằng “những vần thơ của con tuy đẹp nhưng lại hoàn toàn trắng”, rồi yêu cầu Soseki hãy dạy cho mình biết vẽ những màu sắc khác, Soseki chỉ mỉm cười trả lời:
    “Trước tiên, hãy dạy cho ta về tuyết”
    Soseki là nghệ sĩ lớn nhất nước Nhật. Ông am hiểu hội họa, âm nhạc, thơ ca, thư pháp và các điệu nhảy. Nhưng nghệ thuật của Soseki lúc nào cũng gắn liền cùng tình yêu với một phụ nữ. Một thiếu nữ Âu châu, tóc vàng và mắt xanh biếc, sinh ra để trở thành nghệ sĩ đi trên dây. Soseki đã yêu nàng say đắm từ cái nhìn đầu tiên, một tình yêu mãnh liệt đến mức đã xóa bỏ hết những vết thương chiến tranh hằn trên tâm hồn và thân xác ông. Dường như bằng chính câu chuyện đời mình, Soseki đã dạy cho chàng trai trẻ Yuko hiểu được sức mạnh và giá trị của tình yêu đích thực. Ông đã cho Yuko thấy đứng trước ánh sáng của một trái tim biết yêu thương thực sự, mọi tâm hồn đau khổ, buồn bã hay hận thù đều có thể được chữa lành
    Rồi Neige qua đời, mang theo lẽ sống của cả cuộc đời Soseki. Soseki tuyệt vọng kiếm tìm hình bóng nàng qua những trang giấy vẽ, để rồi cuối cùng sự đau thương quá độ đã lấy đi ánh sáng trong đôi mắt ông. Ngay cả khi đã mù lòa, Soseki vẫn luôn không ngừng vẽ lại hình bóng người mình yêu, và vì thế ông cũng chưa bao giờ ngừng yêu thương nàng. Mối tình đó kéo dài tới hơi thở cuối cùng của cuộc đời ông, khi ông tìm lại được nàng và thanh thản nằm lại cạnh bên nàng nơi núi tuyết.
    “Khi ông qua đời, ông đã để cho màu trắng bao la bao phủ
    Ông hạnh phúc
    Bằng cả trái tim”

    Làm học trò của Soseki trong một khoảng thời gian rất ngắn, nhưng rõ ràng những điều mà Yuko học được từ ông không chỉ là nghệ thuật cảm nhận màu sắc, mà còn là cách yêu một tình yêu vĩ đại, cách xóa tan băng tuyết vẫn luôn phủ đầy trái tim chàng, cách khóc cho đúng nghĩa để sống trọn vẹn hơn với những nỗi đau
    “Rồi cũng đến lúc những điều anh học được từ thầy Soseki đơm hoa kết trái. Những trái vàng, trái bạc, trái ước mơ”.

    Ông để lại cho Yuko một món quà – tình yêu đích thực – theo đúng nghĩa đen của nó. Con gái của Soseki – Hoa Xuân – đã cứu rỗi cả linh hồn và cuộc đời Yuko. Khép lại trang sách tinh khôi màu tuyết, độc giả sẽ thấy như còn vương mãi đâu đây, hình bóng người thầy họa sĩ già, say ngủ trên tuyết trắng, bằng chứng cho thấy “tình yêu mãi mãi” không phải là một giấc mơ hoang đường.
     
  3. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.156
    Lượt thích:
    143
    Điểm thành tích:
    124.698
    "Hoa trên mộ Algernon" là một cuốn sách khoa học viễn tưởng đẹp, khơi dậy những tình cảm rất sâu thẳm của con người.

    Cuốn sách miêu tả tiến trình chuyển đổi nhận thức của một con người qua hai giai đoạn: từ một kẻ đần độn trở thành thiên tài và từ một thiên tài trở lại kẻ đần độn.

    Charlie Gordon, người thiểu năng với chỉ số IQ 68, như một đứa trẻ 6 tuổi, bị gia đình hắt hủi và buộc phải làm chân sai vặt để tự nuôi sống bản thân mình.

    Dù luôn bị cười chê là kẻ đần độn nhưng chàng trai này rất cố gắng để trở nên tốt hơn. Anh học đọc, học viết, và tập viết thường xuyên bằng sổ nhật ký. Anh cũng luôn khao khát được thông minh hơn.

    Charlie đã đồng ý trở thành một đối tượng thí nghiệm cho các giáo sư trong việc nghiên cứu khả năng thông minh của con người. Và thông qua một cuộc phẫu thuật cải thiện IQ, anh đã dần khắc phục những nhược điểm trí tuệ, bắt kịp những người bình thường và rồi vượt qua họ, trở thành một thiên tài xuất chúng.

    Thật không may, sự thông minh không đi liền với sự phát triển về kỹ năng xã hội hay tình cảm tâm hồn, nên Charlie bắt đầu rơi vào một vùng đầy những mâu thuẫn, dằn vặt, đau khổ và rồi anh nhận ra rằng, những người anh thực sự muốn làm bạn, những người đã từng cười với anh, bây giờ, họ sợ hãi, xa lánh anh.

    Và Charlie thông minh đã phát hiện ra rằng “trí tuệ là một trong những món quà tuyệt vời nhất của con người. Nhưng thường thì người ta để tâm tìm kiếm kiến thức chứ chẳng mấy khi tìm kiếm tình yêu... Trí tuệ mà không có khả năng cho và nhận tình cảm sẽ dẫn đến hiện tượng suy sụp tinh thần và đạo đức, rối loạn thần kinh chức năng và thậm chí rối loạn tâm thần... Bộ não nào tự thẩm thấu, tự thu hút chính nó theo mục đích tự tôn, loại trừ mọi mối quan hệ con người với nhau chỉ có thể dẫn tới bạo lực và đau khổ”.

    [​IMG]
    Tác phẩm Hoa trên mộ Algernon của nhà văn Daniel Keyes.
    Sau này, chú chuột Algernon, con vật đã được thử nghiệm trước đó như Charlie đã chết, và Charlie gần như đã biết kết cục cuối cùng của mình. Những ngày tháng khủng khiếp đã bắt đầu xảy ra với anh khi anh dần mất đi tất cả những ý thức mà mình đã từng có.

    Thật tuyệt vời khi một người đần độn trở thành một người thông minh, nhưng cảm giác thật khủng khiếp nếu một người thông minh phải quay trở về những ngày dốt nát, u mê, tăm tối của mình.

    Câu chuyện khép lại bằng lời nhắn gửi của Charlie trước khi tự nguyện vào sống trong trại dành cho người thiểu năng để chủ động chờ đón cái chết một cách dũng cảm và sòng phẳng, như anh đã luôn như vậy. “Đặt giùm hoa lên mộ Algernon”. Điều còn cao quý hơn cả trí thông minh, đó là sự đồng cảm, tình yêu thương và lòng trắc ẩn.

    Cuốn sách được viết như một loạt các mục nhật ký của Charlie, với chính tả, ngữ pháp và tư tưởng càng về sau càng được cải thiện. Ngôn ngữ của Hoa trên mộ Algernon uyển chuyển, tinh tế và sâu sắc.

    Keyes đã tỏ ra rất dụng công trong việc xây dựng tâm lý của nhân vật Charlie. Anh hiện lên là một con người dị biệt, dù lúc đần độn hay khi thông minh, độc giả cũng sẽ dễ gặp gỡ anh, bởi Charlie có đầy đủ những bản tính nguyên sơ nhất, mà con người luôn nỗ lực bồi đắp, đó là tình yêu thương và lòng trắc ẩn. Keyes đã thành công khi viết nên một cuốn sách đau lòng tuyệt đẹp như vậy, đã khơi dậy được những rung động đẹp đẽ nhất của con người.

    Đọc Hoa trên mộ Algernon có thể cảm thấy được sự gặp gỡ trong hạt nhân triết lý mà nhà văn người Pháp Camus đã đặt ra trong cuốn Thần thoại Sysiphus, đó là sự tri nhận thế gian của con người. Camus cho rằng, con người bất hạnh bởi họ đột ngột có sự hiểu, sự nhận biết tình thế và hoàn cảnh của thế giới xung quanh mình.

    Nếu Charlie cứ mãi là kẻ ngây ngô, anh sẽ không bao giờ biết rằng, nụ cười mà những người xung quanh anh dành cho anh là sự trêu chọc, là giễu cợt, anh sẽ không cảm thấy bất hạnh. Nhưng khi đã trở thành một người thông minh, cuộc đời của anh trở thành đau đớn, khi anh ý thức được về cuộc đời.

    Vậy thực sự, đâu là hạnh phúc, hay đâu là cái khiến anh hạnh phúc? Dù vậy, Camus hay Keyes cũng nhấn mạnh rằng, trí tuệ (hoặc sự tri nhận) là quan trọng nhưng điều kỳ diệu nhất của con người đó là tình yêu thương và lòng trắc ẩn. Đó mới thực là đóa hoa đẹp nhất, đóa hoa hóa giải, hàn gắn mọi ranh giới của đời sống.

    Câu chuyện của Charlie ban đầu được Keyes viết thành một truyện ngắn, và dành giải thưởng Hugo vào năm 1960, sau đó, nhà văn tiếp tục mở rộng và viết thành một cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh. Cuốn sách cũng nhận được giải thưởng văn học năm 1966. Năm 1968 bộ phim Charly, chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cũng đã dành được một giải thưởng Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất.
     
  4. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.156
    Lượt thích:
    143
    Điểm thành tích:
    124.698
    'Mặt trời nhà Scorta': Nỗi khát khao vĩnh cửu về hạnh phúc con người

    Cuốn sách là một tác phẩm văn chương xuất sắc với tổng thể hoàn hảo của cây bút người Pháp Laurent Gaudé.
    Mặt trời nhà Scorta viết về dòng họ được hình thành từ một hành vi tội lỗi, đáng khinh bỉ nhất. Đó là Luciano Mascalzone – kẻ mà khi nhắc đến, người trong vùng đều nhổ xuống đất mà gọi là “quân đầu trộm đuôi cướp” – sau 15 năm, quay trở lại ngôi làng Montepuccio. Tại đó, hắn gặp Filomena và bị ám ảnh bởi cô gái thanh bạch, danh giá này. Sau thời gian vào tù ra tội, gã du đãng chỉ còn một khoái cảm của báo thù, ước vọng được chiếm đoạt cô gái đó.

    Rồi hắn đã gặp, đã thoả mãn, đã hài lòng chấp nhận để khi ra đường, mọi người nhận ra hắn, rồi giết hắn một cách tàn bạo nhất. Nhưng sự thật chua chát đã cho hắn ngay trước khi chết biết rằng người phụ nữ đó không phải là Filomena mà là em gái bà ta, Immacolat. Dòng họ Mascalzone bắt đầu từ đó, từ một nhầm lẫn, một ngộ nhận, từ một người đàn ông tay nhúng đầy tội ác và từ một người đàn bà chấp nhận sự dối trá một cách thản nhiên.

    Immacolat có một người con và bà đặt tên nó là Rocco Scorta Mascalzone. Một cái tên đầy kiêu hãnh và ngạo nghễ. Rocco được cha Giorgio Zampanelli bảo vệ trước những suy nghĩ độc ác của dân làng. Hắn đã lớn lên ở một làng chài lân cận, để rồi khi hắn trưởng thành, hắn lại gieo rắc kinh hoàng cho người ở Gargano.

    Dòng máu du đãng của người cha đang chảy trong huyết quản biến hắn trở thành một tên cướp đích thực. Nhờ những tài sản cướp được, Rocco trở thành người giàu có nhất vùng và có một cơ ngơi khổng lồ. Hắn đã nhờ cha Giorgio gíup làm lễ thành hôn với một cô gái vừa câm vừa điếc.

    Cuộc hôn nhân diễn ra giữa những lời bàn tán cho rằng hắn làm vậy chỉ để thoả mãn bản thân và cưới cô gái đó chỉ vì cô không thể phản bội lại mình. Sau lễ thành hôn, vì cha Giorgio, Rocco đã không cướp bóc và giở những trò điên khùng của mình ở Montepuccio nữa.

    'Mat troi nha Scorta': Noi khat khao vinh cuu ve hanh phuc con nguoi hinh anh 1
    Mặt trời nhà Scorta xoay quanh số phận nghiệt ngã của những con người sinh ra trong gia tột Scorta.
    Cây phả hệ của dòng họ Scorta tiếp tục nối dài với ba người con của Rocco chào đời, Domenico, Giuseppe và Carmela. Giống như cha chúng, đám trẻ bị dân làng hắt hủi và ghét bỏ, không có ai chơi với cùng nó ngoài Raffaele. Điều này cũng khiến Raffaele dần dần không được gia đình mình chấp nhận.

    Cuộc sống cứ như vậy trôi qua, Rocco cảm thấy không còn sống được trên đời bao lâu nữa. Hắn đã có một giao ước ngầm với nhà thờ. Hắn sẽ dâng hiến toàn bộ tài sản khi nhắm mắt xuôi tay, biến tất cả vợ con thành lũ ăn mày và sống khốn khổ.

    Nhưng bất cứ ai trong dòng họ Scorta khi qua đời đều phải được tổ chức một lễ tang thật trang trọng, như một ông hoàng bà chúa khiến dân làng Montepuccio phải khiếp sợ. Giao ước đó thành ăn sâu vào gốc rễ suy nghĩ, biến thành một biểu tượng, một nghi thức truyền thống của làng.

    Bị dồn vào nước khốn cùng Domenico, Giuseppe và Carmela đã lựa chọn cách vượt biển, thoát ly sang Mỹ làm giàu. Những đứa trẻ chưa đầy mười tám tuổi hăng hái, với một quyết tâm đổi đời, nhưng chúng không hề hay biết phía trước còn muôn vàn dông tố đang chờ đợi…

    Với Mặt trời nhà Scorta, tác giả Laurent Gaudé nói về gia đình của với những cá nhân mang số phận của những kẻ có nòi bị nguyền rủa, nhưng xuyên suốt câu chuyện là tình cảm gia đình thiêng liêng. Ba anh em nhà Scorta khi làm ăn xa trở về cùng với Raffaele đã tự tay đào xác mẹ mình lên từ cái huyệt công cộng, để được tôn vinh thi hài bà trong một mộ huyệt riêng. Bất chấp đó là một hành động phỉ báng.

    Raffaele sẵn sàng từ bỏ tất cả để mang họ Scorta, sống cùng ba anh em Domenico, Giuseppe và Carmela như một gia đình. Anh ta đã làm những điều trái với luân lý, cũng vì quá yêu, quá thương những người dòng họ Scorta. Nghịch lý ở chỗ những kẻ bị nguyền rủa này lại mang một tâm hồn và bản tính hướng thiện rõ ràng hơn bao giờ hết.

    Laurent Gaudé để cho dòng họ Scorta một cái vỏ xấu xí, từ đó toát nên tinh thần ưa lao động, ưa tự do của từng cá nhân. Rocco đã phá lời nguyền phủ lên đầu các con hắn bằng cách hiến toàn bộ tài sản. Buộc đám trẻ phải trưởng thành sớm, lăn lộn ra đời để kiếm tiền trang trải cuộc sống.

    Tinh thần ấy tiếp tục nối dài các thế hệ sau khi Domenico, Giuseppe và Carmela tự tay mở một cửa hàng thuốc lá ở Montepuccio. Họ không theo con đường tàn độc của cha mình, sẵn sàng đổ mồ hôi và công sức để lao động chân chính. Cây bút người Pháp đã thể hiện rất rõ quan điểm của mình xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, “không gì quý hơn lao động, lao động là vinh quang”

    Đạo diễn Trần Anh Hùng đã từng nói về tình cảm gia đình như một báu vật thiêng liên, thứ trường tồn luân hồi theo vòng lặp không gì có thể xóa bỏ. Ông chia sẻ “Sự vĩnh cửu ở đây, là việc đàn ông đàn bà gặp nhau, yêu nhau, va chạm, có những đứa con...”.

    Còn với Laurent Gaudé sự vĩnh cửu đó được thể hiện dưới ngôn ngữ văn học đậm chất hiện thực. Đọc hết cuốn sách, ta thấy được một khát khao về hạnh phúc, về nỗi ám ảnh thoát ra khỏi nỗi nhục của gia đình, nỗi khổ đau về sự chịu đựng tình yêu bị kìm nén… tất cả không hiện ra rõ ràng, nhưng dai dẳng, đeo bám từ thế hệ này sang thế hệ khác.

    Dòng họ Scorta là vậy, chỉ được tạo ra từ mồ hôi, từ lao động thực sự, mỗi thế hệ không hề có sự liên kết tài sản. Tất cả là vô nghĩa. Cuối cùng họ chỉ còn hỏi về hạnh phúc. Cái hạnh phúc hiếm hoi chỉ tồn tại trong gia đình, trong những lúc cùng cực nhất. Văn phong nhẹ nhàng với kỹ năng đặc tả phong cảnh đến thành thục, Laurent Gaudé đã vẽ nên một bức tranh phong cảnh miền Nam nước Ý với những buổi chiều hoàng hôn đẹp rực rỡ. Nắng tưới vàng qua những rặng ô liu, đất đá như bị nung nóng trước cơn giận dữ sục sôi với muôn vàn nỗi căm hờn.

    Mặt trời nhà Scorta, một tác phẩm văn chương xuất sắc, tổng thể chắc chắn, quá hoàn hảo để có thể nhận thêm bất cứ lời giới thiệu và khen ngợi nào. Đồng thời đây cũng là một tác phẩm mang đầy duyên nợ với chính tác giả Laurent Gaudé.
     
  5. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.156
    Lượt thích:
    143
    Điểm thành tích:
    124.698
    Thử Vai:

    [​IMG]

    Bảy năm trời trong cảnh gà trống nuôi con sau khi vợ chết, Asoyama chưa từng nghĩ đến việc đi bước nữa. Thế rồi chính cậu con trai độc nhất đã thổi bùng lên ngọn lửa khao khát gia đình tưởng chừng như đã tắt lịm bấy lâu. Tay bạn thân trong ngành giải trí của gã, Yoshikawa, đã dàn xếp cho gã một cuộc thử vai trá hình để tuyển vợ. Hai nghìn hồ sơ đăng ký, chỉ duy nhất một người con gái làm gã xiêu lòng. Nhưng điều gì đang chờ đợi gã, hạnh phúc hay nỗi kinh hòang?

    Lại một lần nữa Ryo Murakami khiến độc giả phải rùng mình. Giọng kể dửng dưng đặc trưng của Ryu không làm vơi đi cảm giác kinh hòang độc giả thấm thía từ câu chuyện. Hơn tất cả, từ nỗi sợ ấy người ta nhận ra, sự hành hạ con người sẽ tạo ra quỷ dữ…

    “Tinh tế nhưng vô cùng ám ảnh, Thử vai cũng cố thêm danh tiếng bậc thầy của Ryu Murakami trong dòng truyện tâm thần - kinh dị Nhật Bản” Amazon.co.uk

    Giọng văn đầy bi thương và chấn động lòng người, nhưng vẫn không thiếu đi nét tỉnh táo và sắc lạnh như dao mổ…” The Guardian


    Thử vai, dịch giả Nguyễn Thanh Bình. NXB Hội Nhà văn ấn hành. Các tiểu thuyết của ông từng dịch ra tiếng Việt: Màu xanh trong suốt, Xuyên thấu.
    Tình tiết kinh dị, ngôn ngữ gây sốc, không né tránh sex và bạo lực, ông được gọi là “đứa con không ai dự đoán được của văn học Nhật Bản”.


    Khác với đồng nghiệp cùng họ, tác phẩm của Ryu Murakami không có yếu tố huyền ảo mà khai thác những góc khuất trần trụi, tàn bạo nhất trong cuộc sống.

    Thử vai, cuốn tiểu thuyết nằm trong dòng truyện tâm thần – kinh dị. Bảy năm sau khi vợ mất, Aoyama quyết định tìm một cô gái có học thức, ham mê nghệ thuật để tục huyền. Người bạn làm trong ngành giải trí sắp xếp cho gã cuộc tuyển diễn viên giả. 2.000 ứng viên xinh đẹp gửi ảnh dự, Aoyama chỉ bị cuốn hút trước Asami.

    Cô gái phù hợp với tiêu chuẩn của gã, và còn tỏa sức hút bí ẩn. Bất chấp lời khuyên của bạn bè từng trải, bất chấp nhiều tình tiết lạ quanh cuộc đời cô như địa chỉ không rõ ràng, cái chết của những người từng quen biết cô, Aoyama si mê chinh phục. Cô không để gã thất vọng, cho đến khi lớp vỏ bọc rơi xuống để lộ con ác quỷ khó tưởng tượng.


    Ryu Murakami thành danh nhờ những trang viết u ám mô tả xã hội Nhật Bản như một vết thương nhiễm trùng. Bị tổn thương về nhân cách, nhân vật Asami không gây tội ác vì muốn phá hoại, muốn thể hiện hay trả thù một ai cụ thể.

    Cô ta dành đời mình cho việc sắp xếp những vụ án tinh vi - đó là nhu cầu duy nhất của một con người đã mất đi những liên hệ lành mạnh. Hiện tượng “hikikomori” (thu mình lại, tránh tiếp xúc với xã hội) trong giới trẻ từng trở thành phổ biến, còn Asami là một biến thái cao hơn của hiện tượng đó. Cô ta vẫn giữ quan hệ với mọi người, nhưng không còn khả năng cảm nhận thế giới một cách bình thường. Đó cũng là mẫu nhân vật phổ biến của Ryu Murakami.
     
  6. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.156
    Lượt thích:
    143
    Điểm thành tích:
    124.698
    Pháo Đài Trắng (Nobel Văn Chương 2006):

    "Pháo Đài Trắng", cuốn tiểu thuyết mang lại tên tuổi cho Orhan Pamuk, là câu chuyện về một học giả trẻ tuổi người Ý. Bị cướp biển bắt ở giữa Venice và Naples, anh bị đem ra bán đấu giá ở chợ nô lệ Istanbul. Một nhà bác học Thổ Nhĩ Kỳ muốn học hỏi các tiến bộ khoa học và tri thức phương Tây đã mua anh về. Nhưng rồi khi họ bị ràng buộc bởi những tội lỗi và bí mật của nhau, khi mối quan hệ của họ trở nên ngày càng phức tạp, cả chủ nhân và nô lệ bỗng phát hiện ra rằng họ đều là thành viên của quân đội Hoàng gia, và rằng cả hai đều đang trong cuộc hành trình rồi cuối cùng sẽ dẫn họ tới Pháo đài Trắng.

    Orhan Pamuk, Nobel Văn chương 2006, "một trong những tiếng nói mới mẻ và độc đáo nhất trong văn chương đương đại" như lời Independent on Sunday nhận xét, đã viết nhiều cuốn sách trong đó có Pháo đài trắngCuộc đời mới. Năm 2003, ông nhận giải International IMPAC Dubin cho cuốn Tên tôi là đỏ, và năm 2004, Faber ấn hành bản dịch tiếng Anh cuốn Tuyết của ông, được Margaret Atwood ca ngợi là "cuốn sách không thể thiếu của thời đại chúng ta". Istanbul, một ghi chép của ông về cuộc sống nơi thành phố này, đã được đề cử giải Samuel Johnson của BBC4, được Katie Hickman trong New Statesman gọi là "đẹp đẽ một cách phi thường và siêu việt". Orhan Pamuk hiện đang sống ở Istanbul.

    "Pháo đài trắng tuyệt vời không phải bởi nó đã tái hiện một thời đại, mà vì nó đã khám phá bí mật cá nhân con người và trên hết vì Pamuk đã gói gọn những suy tư đó trong một câu chuyện đơn giản đến nhường ấy." - Guardian

    "Một cuốn sách kỳ lạ và tài tình về sự đau đớn trong quá trình tự khám phá bản thân. Và trong suốt thiên tiểu thuyết, người ta có thể chứng kiến sự pha trộn siêu việt của những gì Orhan Pamuk thực sự thấy bằng con mắt của một kẻ quá hướng về Tây phương trong khi bề ngoài lại quá thiên về Trung Đông. Trong khoảnh khắc, Đông-Tây đã gặp gỡ." - New York Times

    "Cuốn tiểu thuyết xuất sắc của Orhan Pamuk về những ảnh hưởng ngoại lai... đã đem đến cho chúng ta một cái nhìn điềm tĩnh và thành kiến một cách tao nhã vào kết quả của phát tán văn hoá. Tác phẩm phảng phất âm hưởng của Calvino, nhưng cách viết và thế giới quan của tác giả lại gần hơn với kazuo Ishiguro." - Independent


    Là cuốn tiểu thuyết thứ ba của nhà văn nổi tiếng Thổ Nhĩ Kỳ từng đoạt giải Nobel văn học năm 2006 Orhan Pamuk, Pháo đài trắng như một tấm gương soi để người đọc nhìn lại chính mình và tự khám phá.

    Thông qua câu chuyện của một học giả trẻ tuổi người Ý bị bắt làm tù binh ở thế kỷ thứ 17, rồi lại làm nô lệ cho một nhà bác học Thổ Nhĩ Kỳ có tên Hoja, cuốn sách như những chiếc hộp nhỏ xếp lồng vào nhau để mỗi lần mở ra là một khám phá thú vị cả về đời sống, tôn giáo, cách tư duy, phán xét và giải quyết công việc của con người Trung Đông hướng về phương Tây. Trong thời gian sinh sống và nghiên cứu khoa học tại Istanbul, hai nhân vật chính như thể tấm gương soi phản chiếu vào nhau, để mỗi lần cứ nhìn vào người kia, người này lại nhận thấy bao ưu, khuyết của chính mình.

    Những vật vã, day dứt, thậm chí đau khổ của Hoja vì không đạt được kết quả nghiên cứu khoa học, thực chất chỉ là cái tôi vị kỷ không được thỏa mãn có thể thấy ở bất cứ ai, sống trong bất kỳ thời đại nào, vị trí nào trên trái đất. Những thành công đạt được của Hoja không thể che lấp nổi bản tính yếu đuối nhất của con người được bộc lộ khá rõ trên con người anh. Đó là sự tham vọng, muốn gây ảnh hưởng tới người khác hòng chiếm vị trí độc tôn, muốn được quốc vương nể trọng và tin cậy nhất trong triều đình. Đó là sự khát khao được học hỏi nhiều điều mới mẻ nhưng không dám thừa nhận những dốt nát hoặc thiếu sót của chính mình. Đó là sự che giấu nỗi sợ hãi về bệnh tật, về cô đơn, về sự thất bại qua hàng loạt những việc làm vô nghĩa: quan hệ với đàn bà, hành hạ nô lệ. Đó là sự khai thác cái hay, cái tốt, cái tinh hoa của người khác, biến thành của mình nhưng lại không dám thừa nhận. Đó là sự hụt hẫng, mất thăng bằng khi niềm tin của mình bị lung lay, sụp đổ...

    Bằng lối kể chậm rãi, bình thản, không chút oán hận của nhân vật chính là anh nô lệ, cùng tiết tấu câu chuyện chậm rãi, thong thả, những dòng chữ trong cuốn sách như những mạch nước ngầm len lỏi trong lòng người, khiến độc giả không khỏi trăn trở. Hãy nhìn lại chính mình phản chiếu từ hình bóng và việc làm của người khác. Phải chăng đó chính là điều mà tác giả muốn gửi gắm?

    Ngọc Bi
     
  7. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.156
    Lượt thích:
    143
    Điểm thành tích:
    124.698
    [​IMG]
    Không đi theo một bố cục thông thường, Bí ẩn tông đồ thứ mười ba là sự đan cài của hai câu chuyện. Đó là hai câu chuyện với bối cảnh và thời điểm hoàn toàn khác nhau nhưng dường như giữa chúng có một mối liên hệ mật thiết nào đó mà chỉ bằng cách đi hết cuộc phiêu lưu kiếm tìm những căn cứ lịch sử, người ta mới có thể vén được bức màn bí mật về mối liên hệ ấy cũng như những câu chuyện hậu trường tôn giáo không thiếu cạm bẫy và hiểm nguy…



    Câu chuyện thứ nhất diễn ra trong bối cảnh thời hiện đại, với nhân vật chính là cha Nil, tu sĩ tu viện Saint-Martin (Pháp) đồng thời là chuyên gia chú giải Kinh Phúc âm. Mọi chuyện bắt đầu vào ngày cha Nil được thông báo về cái chết của cha Andrei, bạn ông, tu sĩ cao cấp của tu viện và chuyên gia nghiên cứu các tử ngữ. Khi đi xác nhận thi hài bạn, cha Nil phát hiện trong tay người chết một mảnh giấy có những lời nhắn rời rạc dành cho mình. Bức thông điệp ngắn ngủi ấy đã đưa Cha Nil đến với những hầm ngầm tối tăm ở Vatican, để rồi cùng với một người bạn cũ, ông dần khám phá ra bí mật mà trước đó cha Andrei đã từng hiểu ra và vì nó, cha Andrei đã bị thủ tiêu: một bí mật có thể làm sụp đổ toàn bộ nền móng tạo nên Giáo hội Cơ đốc giáo.



    Câu chuyện thứ hai diễn ra cách đây hai nghìn năm, bắt đầu từ bữa ăn cuối cùng của Jesus cùng các tông đồ. Câu chuyện vẽ lại hành trình xuyên thời gian và không gian của bí mật khủng khiếp này, liên quan đến sự tồn tại của vị tông đồ thứ mười ba của Jesus, một bí mật tối nguy hiểm đối với sự tồn vọng của Giáo hội Cơ đốc giáo.



    Trong toàn bộ tác phẩm, hai câu chuyện được kể xen kẽ nhau, từng chương đoạn của bên này soi rọi, giải thích cho bên kia tạo nên sự kết nối vô hình vững chắc giữa những sự việc xảy ra cách nhau hai thiên niên kỷ. Sức hấp dẫn của tác phẩm nằm ở lượng kiến thức khổng lồ tác giả đem đến cho độc giả, những câu chuyện về lịch sử Giáo hội Cơ đốc giáo, những sự kiện tôn giáo thời cổ đại, những bí mật của tòa thánh Vatican,… tất cả đã được nhào nặn khéo léo dựa trên những tìm hiểu công phu của chính tác giả. Những miêu tả chi tiết về các công trình tôn giáo, về cuộc sống của các tu sĩ dường như chân thực, rõ nét hơn dưới ngòi bút của một người đã từng có hơn hai mươi năm là tu sĩ và được tôn xưng là “chuyên gia về nguồn gốc Thiên Chúa giáo”.



    Trong Bí ẩn tông đồ thứ muời ba, Michel Benoît xây dựng đa dạng các tuyến nhân vật với tính cách và tâm lý được khắc họa tinh tế. Nhân vật “tôi” không xuất hiện trong toàn bộ câu chuyện mà chỉ được nhắc tới ở phần mở đầu và kết thúc trong cuộc chuyện trò với cha Nil đóng vai trò người kể chuyện gián tiếp. Chính phần mở đầu và kết thúc rất ngắn gọn ấy đã tạo cho tác phẩm thêm một không gian khác mà ở đó, nó đưa ra lời giải thích dường như rõ ràng nhất cho cuộc dấn thân tìm kiếm “bí ẩn tông đồ thứ mười ba” và làm sáng tỏ những mưu đồ, toan tính, thủ đoạn trong một thế giới tưởng như chỉ có những con chiên ngoan đạo và thánh thiện. Còn độc giả sẽ tự đi tìm cho mình câu trả lời cho câu hỏi: đằng sau bí mật về tông đồ thứ mười ba, đâu là ranh giới chấm dứt Lịch sử và đâu là nơi bắt đầu của những hư cấu đã tạo nên thế giới ngày nay?



    Cuốn sách được viết mạch lạc, các chương ngắn gọn, xen kẽ hội thoại với kể chuyện. Văn phong cổ điển, xây dựng tiết tấu truyện theo lối truyền thống, không có gì quá mới lạ, song chính điều đó lại giúp độc giả có thể chuyên tâm theo dõi các tình tiết và xâu chuỗi các sự kiện.



    Nhiều người cho rằng, Bí ẩn tông đồ thứ mười ba là một Mật mã Da Vinci phiên bản tiếng Pháp khi cả hai tác phẩm cùng khai thác đề tài về Chúa và tạo ra những cuộc phiêu lưu kiếm tìm căn cứ hấp dẫn đến nghẹt thở. Tuy nhiên, Bí ẩn tông đồ thứ mười ba tạo được sự khác biệt và sức lôi cuốn của riêng mình bởi những tư liệu có giá trị là kết quả của nhiều năm nghiên cứu và tìm hiểu của cá nhân tác giả, đồng thời tái hiện sinh động những nhân vật mà sự tồn tại của những nhân vật này đã được thừa nhận trong lịch sử tôn giáo. “Tôi không thể nói những tư liệu lịch sử tôi đưa ra là chính xác bởi không có sự chính xác tuyệt đối trong lịch sử nhưng đó là một cách để tiếp cận sự thật, dựa trên những nghiên cứu chuyên sâu về kinh thánh từ giai đoạn sơ khai của nhà thờ”. Đúng như Michel Benoît chia sẻ về “con đẻ” của mình, Bí ẩn tông đồ thứ mười bahẳn đưa đến cho người đọc một cách nhìn nhận khác về lịch sử, về tôn giáo với rất nhiều bí ẩn mà con đường khám phá những bí ẩn ấy vẫn luôn luôn để ngỏ…

    TRÍCH DẪN ĐẶC SẮC
    “Một cuốn tiểu thuyết lôi cuốn, khám phá sự kỳ bí vẫn luôn ngự trị quanh câu chuyện về chúa Jésus.” - evene.fr



    “Thoạt nhìn qua người ta có thể tưởng cuốn tiểu thuyết này là một kiểu Mật mã Da Vinci. Nhưng càng đọc người ta càng khám phá ra nó chứa đựng nhiều điều hấp dẫn hơn cả những gì người ta có thể tưởng.” - critiqueslibres.com



    “Với Bí ẩn tông đồ thứ mười ba, Michel Benoît không chỉ bàn đến các vấn đề liên quan tới nhà thờ mà còn bàn đến nhiều vấn đề xã hội khác như đồng tính, quan hệ Israel và thế giới Ả rập… Điều đặc biệt là ông đã biết gắn kết các hiểu biết và nghiên cứu của mình một cách hết sức thông minh.” - polarnoir.fr

    THÔNG TIN KHÁC
    Michel Benoît (bút danh, tên thật của ông không được tiết lộ vì theo ông, nó rất khó phát âm) sinh năm 1940 tại Madagascar. Bút danh này được lấy từ tên thị trấn Saint Benoît sur Loire. Ông là nhà văn Pháp nổi tiếng với các tác phẩm về Chúa.



    18 tuổi, Michel Benoît trở thành tu sĩ dòng Thánh Benedict. Ông nghiên cứu rất nhiều về lịch sử Giáo hội và Chúa Jesus cũng như về các tôn giáo khác. Năm 1984, ông rời khỏi nhà dòng, kết thúc hơn hai mươi năm làm tu sĩ do Giáo hội không ủng hộ những nghiên cứu chuyên sâu về cuộc đời và con người Chúa Jesus mà ông đang tiến hành. Nhưng niềm đam mê với các công trình nghiên cứu về Chúa là vô tận, ông tiếp tục chuyên tâm tìm hiểu, khai thác nhiều hơn những tư liệu về Chúa.



    Ngoài Bí ẩn tông đồ thứ mười ba, ông còn có nhiều tác phẩm khác liên quan đến chủ đề này: Prisonnier de Dieu (Tù nhân của Chúa), Jésus et ses héritiers: mensonges et vérités (Jesus và những người thừa kế: dối trá và sự thật), Dieu malgré lui … Tác phẩm đầu tiên Tù nhân của Chúa có mặt trong danh sách bestseller quốc tế khi ra mắt độc giả năm 1992.



    Từ sau tác phẩm đầu tiên, phải mất 23 năm sau, Michel Benoît mới cho ra mắt tác phẩm lớn trong cuộc đời sáng tác của mình cho dù trong suốt thời gian đó, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu về chúa Jesus và lịch sử tôn giáo. Sau khi công bố những phát hiện của mình về chúa Jesus ở Pháp, ý tưởng về Bí ẩn tông đồ thứ mười ba bắt đầu hình thành trong tâm trí Benoît.



    Bí ẩn tông đồ thứ mười ba đã từng lọt vào danh sách những cuốn sách bán chạy nhất tại Pháp và Tây Ban Nha.
     
  8. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.156
    Lượt thích:
    143
    Điểm thành tích:
    124.698
    Đảo Kinh Hoàng:

    Đặc vụ FBI Teddy Daniels được cử đến đảo Sutter trên vịnh Massachusetts để điều tra vụ mất tích bí ẩn của người phụ nữ có tên Rachel Solando, bệnh nhân tại khu điều trị tâm thần đặc biệt dành cho tội phạm trên đảo. Nhân chứng là những người điên từ cấp độ nhẹ cho đến cuồng bạo, đã từng gây thảm án. Cộng sự là các bác sĩ hành tung bí ẩn, thù địch. Óc phán đoán, đặc biệt là tài giải mật mã lừng danh của Ted, tinh thần tấn công xả thân, mưu trí và kể cả sức mạnh cơ bắp… của anh được dịp thi thố trong quá trình phá án nguy hiểm, ẩn giấu những cạm bẫy chết người. Bởi vì mục đích sâu xa của Ted là tìm hiểu và đưa ra ánh sáng những nghi ngờ của anh về tội ác bí m ật xâm phạm nhân quyền tàn bạo nơi đây.
    Thật kinh hoàng khi các chứng cứ xác đáng, cuối cùng, trong một hệ thống lập luận khác đã quay sang chống lại Teddy, tiết lộ một thân phận khác không thể hình dung nổi của anh…
    Tất cả sự táo bạo, kỳ thú và cảm động của hành trình người hùng đơn độc chống lại hệ thống tội ác… đều có thể tìm thấy ở đây, nhưng điều mà Dennis Lehane khiến cho chúng ta thực sự khâm phục lại là trí tưởng tượng và t ư duy logic tuyệt vời khi ông vẽ ra một câu chuyện mà bạn có thể tin vào cả hai giả thuyết trái ngược, khi nỗi kinh hoàng thực sự trở nên mờ nhạt trước dụng ý của con người …
     
  9. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.156
    Lượt thích:
    143
    Điểm thành tích:
    124.698
    Quán trọ hoa diên vỹ


    Sơ lược về tác phẩm

    Một phụ nữ lao ra khỏi phòng quán trọ Hoa Diên Vỹ chửi rủa. Tiếp theo sau là một người đàn ông với tiếng quát lạnh lùng: “Câm mồm đi, con đĩ!”. Tiếng quát đó đã mê hoặc Mari, cô con gái bà chủ đang trực quầy lễ tân. Rồi cô đi theo người đàn ông, để trái tim cùng cơ thể mình lạc lối trong một mối quan hệ nảy sinh từ tình cảm chân thực, nhưng cũng từ những ham muốn và rung động thầm kín nhất, đáng xấu hổ, nơi nền tảng là sự thống trị và phục tùng mỏng manh, yếu đuối, Mari cố gắng tìm hiểu điều gì ở người đàn ông đã hấp dẫn cô.

    Quán trọ Hoa Diên Vỹ không phải là một tiểu thuyết về đề tài bạo dâm. Lối viết sáng suốt của Yoko Ogawa, một trong những nhà văn Nhật đáng chú ý nhất hiện nay, đã đưa câu chuyện vượt lên trên giới hạn của sự dung tục, tầm thường, và hơn thế nữa, trở thành một cuốn tiểu thuyết đặc biệt khó quên, với đầy đủ những nét đặc trưng trong bút pháp tinh tế mà người ta chỉ có thể tìm thấy ở Yoko Ogawa.


    [​IMG]
    Tôi nhớ mình đã mua cuốn sách “Quán trọ hoa diên vỹ” đơn giản chỉ vì cái tên của nó. Một cái tên đẹp, gợi nhiều lãng mạn và bay bổng. Thế nhưng sự thực không phải vậy. Thế giới mà Yoko Ogawa tạo nên hoàn toàn gai góc, bạo liệt và ám ảnh đến gai người…

    “Quán trọ hoa diên vỹ” chính là nơi mà cô bé Mari, 17 tuổi, sinh ra và lớn lên. Cô bỏ học giữa chừng để giúp mẹ điều hành quán trọ. Ngày nào cũng những công việc ấy: đứng ở bàn lễ tân, đón khách, dọn phòng cho khách, nghe khách phàn nàn… Cuộc sống của Mari cứ thế bình lặng trôi đi, trong chán nản và tẻ nhạt. Thế rồi nó đột ngột thay đổi…

    [​IMG]
    Đó là khi lần đầu tiên Mari nghe thấy tiếng nói của một người đàn ông, người đàn ông cả câu chuyện không hề thấy nhắc đến tên thật mà chỉ được gọi bằng nghề nghiệp của ông ta – Dịch giả. Một câu chửi tục được ông ta ném vào cô gái điếm trong một đêm ồn ào ở quán trọ chẳng hiểu sao lại thu hút Mari một cách lạ kỳ. Cô say mê cái âm điệu trong lời nói ấy. Sự say mê khiến cô cảm thấy mình như bị đông cứng.
    Những diễn biến tiếp theo của câu chuyện cuốn người đọc vào mối quan hệ lạ kỳ của Mari và dịch giả - một người đàn ông đáng tuổi bố cô. Những cuộc tình vụng trộm, những lần hẹn hò của hai con người một già – một trẻ khiến người đọc không nén nổi tò mò.

    Sự thực thì Mari có yêu dịch giả không? Có lẽ không. Bởi cô vẫn quan hệ thân mật với người cháu của dịch giả trong khi ở bên ông, và không hề đổ một giọt nước mắt khi nghe tin ông chết. Mối quan hệ giữa Mari và người đàn ông đó giống như một cuộc phiêu lưu của cô gái mới lớn vào một thế giới mà cô chưa từng biết đến. Cái thế giới mà cô hoàn toàn bị cấm kỵ khi hàng ngày phải giam mình trong quán trọ hoa diên vỹ, trong sự kiểm soát ngặt ngèo của bà mẹ.

    [​IMG]
    Yoko Ogawa nhiều lần đặc tả những cảnh bạo dâm, nhưng không bởi thế mà câu chuyện trở nên dung tục. Yếu tố sex bạo lực chỉ góp phần tạo nên một thế giới nhiều đau đớn mà cô gái 17 tuổi phải trải qua. Những trải nghiệm đầu tiên trong đời con gái của cô lại chính là sự điên loạn của một gã đàn ông từng trải. Một sự trải nghiệm khiến cô đau đớn, nhưng cũng vô cùng phấn khích. Thực tế ấy góp phần nói lên những sai lầm trong giáo dục, những sai lầm có thể đẩy con người ta đến bờ vực hiểm nguy của sự đánh mất bản thân.

    Trong “Quán trọ hoa diên vỹ”, người mẹ là đại diện cho những sai lầm ấy. Chính bà đã đẩy cô con gái vào cánh cửa khóa chặt và yên tâm là có thể nhốt cô suốt đời trong đó. Nhưng dường như càng bị khóa chặt, cô con gái lại càng tìm cách vươn ra, để rồi rơi vào một sự phát triển lầm lạc. Câu chuyện kết thúc bằng những giọt nước mắt đau xót của người mẹ. Nhưng đã là quá muộn cho một sự cứu vãn. Dịch giả cũng đã chết, nhưng những gì mà ông ta để lại cho tuổi trưởng thành của Mari sẽ vĩnh viễn nằm lại, như một vết sẹo đau đớn.

    [​IMG]

    “Quán trọ hoa diên vỹ” được viết đơn giản, chân thực nhưng lại quyến rũ đến không ngờ. Sự quyến rũ có lẽ đến từ những khác biệt, lạ lẫm và đau đớn trong tình yêu, từ cách kể chuyện, lối dùng từ, ngôn ngữ vừa sắc sảo, vừa mềm mại, ngọt ngào của Yoko Ogawa.

    Có một điều vẫn khiến tôi băn khoăn khi gấp cuốn sách lại. Tôi tự hỏi, tại sao Mari lại chấp nhận sự bạo hành của dịch giả dẫu ý thức được điều đó là nhục nhã và đau đớn? Nó có đơn thuần chỉ là sự tò mò của một cô gái mới lớn trước những trải nghiệm mới mẻ về tình dục? Hay sâu xa hơn, nó còn là sự cố gắng bấu víu của một đứa trẻ từ nhỏ đã thiếu tình yêu thương của người lớn. Bởi người đàn ông mang tên dịch giả ấy, ngoài những lúc trở nên bạo lực thì lại đối xử với Mari rất nhẹ nhàng, trìu mến. Và cô cảm thấy mình khó có thể sống nổi nếu không tiếp tục được lắng nghe những lời nói chứa chan tình cảm của người đàn ông ấy nữa.

    Có lẽ, ai cũng cần tình yêu ở trong đời. Cho dù phải chấp nhận đau khổ và tủi nhục để được tận hưởng tình yêu đó…
     
  10. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.156
    Lượt thích:
    143
    Điểm thành tích:
    124.698
    Hoàng hôn rơi xuống
    Nữ tác giả Ekuni Kaori cho rằng, cuốn sách của cô là câu chuyện kể về những tâm hồn xấu xí, chúng lèn chặt nỗi đau về tình yêu và chứa đựng cảm xúc lưu luyến và cả những thói quen.
    Ekuni Kaori

    Tên sách: Hoàng hôn rơi xuống.
    Tác giả: Ekuni Kaori
    Dịch giả: Đặng Đức Lộc -Nguyễn Thanh Hà.
    Nhã Nam và NXB Văn hóa Văn nghệ TP HCM, 2012.
    Giá bìa: 56.000 VNĐ

    Một ngày nắng đẹp, trời trong độ, Kengo, người yêu của Rika nói lời chia tay cô sau 8 năm chung sống. Tất nhiên, 8 năm là những tháng ngày dài với một mối tình, nhưng ngoài việc âm thầm nuốt nước mắt thu dọn đồ đạc cho Kengo chuyển đi, Rika không còn cách nào khác. Cô vẫn yêu Kengo tha thiết, đến mức, dù bị anh bỏ rơi chỉ vì một cô gái anh mới gặp trước đó ba ngày, cô vẫn dịu dàng nói: “Không sao mà!"

    [​IMG]
    Bìa cuốn "Hoàng hôn rơi xuống".

    “Khi còn nhỏ, mỗi lần leo lên xe đạp và sắp ngã nhào, vào khoảnh khắc vài giây ít ỏi trước đó, chúng ta - bằng một cách nào đó - đã có dự cảm rõ ràng, rằng mình sẽ bị đau. Và chúng ta chuẩn bị tinh thần để ngã cho đàng hoàng ngay khi nhận ra mình sắp ngã", nữ tác giả Kaori Ekuni đã viết như thế trong cuốn sách của mình. Nhân vật Rika trong câu truyện này cũng vậy, khi Kengo lúng túng giải thích việc muốn chuyển nhà, cô biết mình bị bỏ rơi. Và dù không muốn, cô vẫn cố gắng đón nhận điều đó, bình tĩnh đến quái gở.

    Nhưng, Rika vẫn chưa và có thể sẽ không bao giờ sẵn sàng chấp nhận sự thực rằng, cô không nên tiếp tục yêu người đã không còn yêu cô nữa. Rika không sợ ở một mình, dù cô không tự cho mình là người can đảm. Mọi nhân vật trong câu chuyện, không ai can đảm cả. Dẫu vậy, trên con đường dài, có tăm tối đến đâu họ vẫn tự bước một mình, âm thầm dồn nén nỗi buồn và cả những khao khát dị thường, cũng chỉ một mình mà thôi.

    Suốt một thời gian dài, Rika chìm đắm trong giấc mộng ngoài thực tại. Vài ngày đầu tiên sau khi Kengo nói lời chia tay, hiện thực trở nên mơ hồ, chỉ còn lại ký ức của 8 năm chung sống như những sợi dây mong manh dai dẳng, níu giữ tâm hồn Rika. Cô cố giữ lấy căn hộ, dù tiền nhà quá cao so với nhu cầu sống một mình, và vật vờ như một vong hồn.

    Những ngày nắng tiếp nối nhau, Rika tưởng như chỉ làm mỗi một việc là bước đi trong vô định và để mặc thời gian trôi trong ảo ảnh vô vọng mà cô tự ám thị mình, rằng chia ly không phải là hiện thực. Thậm chí sau khi dọn dẹp, mọi thứ trong căn hộ vẫn được giữ nguyên vị trí, cả chiếc áo khoác len màu sô cô la gợi nhớ về Kengo cũng đung đưa trên móc treo trong phòng khách, như hồi hai người còn chung sống.

    Thế rồi một ngày kia, cô gái là nguyên nhân cuộc chia tay giữa Rika và Kengo bỗng dưng xuất hiện. Cô ta tên Hanako, 27 tuổi. Không nghề nghiệp. Cô ta đưa ra một đề nghị hết sức kỳ quặc: muốn sống chung cùng Rika, giúp Rika trang trải tiền nhà. Rika chấp nhận Hanako đến sống chung, chủ yếu bởi lý do: Kengo sẽ thường xuyên quay lại căn hộ để thăm cô, hay đúng hơn, là thăm Hanako.

    Rika bỏ ngoài tai những lời phàn nàn lẫn khuyên nhủ của cô bạn thân Ryoko. Cô không đánh giá Hanako, không ghen tỵ Hanako, cũng không hận thù Hanako. Cô thản nhiên làm sandwich cho cô gái mà Kengo yêu. Bởi theo cô, việc này xem ra còn gần với Kengo hơn cả việc chung sống cùng anh hay việc một mình cô đơn. Rõ ràng, từ đây mọi chuyện đã bắt đầu trở nên méo mó.

    Chẳng biết tự lúc nào, từ mong muốn được gần hơn với Kengo, Rika lại trở nên gần gũi với tình địch của mình, thậm chí có thể nói là bị cuốn hút bởi Hanako. Cô thấy lo lắng và trống vắng trước những lần biến mất thất thường của Hanako, khi thì đi biển, lúc khác thì biệt tích sang tận Hong Kong.

    Rika bồn chồn khi không được nghe câu chào: "Chị về rồi à!" mà Hanako hay thốt lên mỗi khi Rika về nhà - câu chào mang toàn bộ dư âm của một tiếng chuông chùa vang trong đêm lạnh. Từ đây, nhờ có Hanako - lạ lùng và thất thường, cuộc sống không có Hanako cũng chẳng khác gì cuộc sống có Hanako, lúc nào Rika cũng cảm giác như Hanako đang ở đó. Không có Hanako, Rika nhận ra cô không còn hòa hợp được với Kengo nữa. Cả việc hai người chia tay rồi, cô cũng đã quên. Khi ngồi đối diện với anh, Rika mới bất ngờ nhớ ra điều đó. Cô từng bước từng bước tiến vào một thế giới khác biệt, tại đó mọi chuyện không còn xoay quanh người yêu cũ của cô.

    Trong toàn bộ câu chuyện, từ những dòng suy nghĩ xen kẽ thực tại và quá khứ của Rika, tới những mẩu đối thoại lửng lơ giữa các nhân vật, hết thảy đều thấp thoáng một nỗi u sầu, không dữ dội nhưng dai dẳng và luôn khiến tim họ rỉ máu. Dù chẳng ai trực tiếp nói ra điều đó.

    Tác giả không cần đi sâu vào quá khứ từng nhân vật, mạch truyện tưởng như thiếu tính chặt chẽ lại có cái logic riêng. Cũng như Rika dần quen với việc mất đi tình yêu của Kengo, với cung cách hành xử bí ẩn của một Hanako luôn hờ hững trước mọi việc. Độc giả dần quen với việc các nhân vật luôn phải lèn chặt đớn đau trong tim.

    Hoang mang, tiếc nuối, những mệt mỏi không kết thúc tự lúc nào đã trở thành một phần trong họ. Cho đến một ngày, ngay cả khi còn vô số thắc mắc không ai trả lời (vì người nắm giữ lời đáp đã tan biến cùng nỗi buồn riêng) thì những người ở lại, đang ảo não mà hồ như chẳng phải ảo não, không rõ vì sao bất chợt bừng tỉnh và vươn tay ôm vào lòng nỗi buồn mang tên người khác.

    Một ngày nắng đẹp trời trong độ ngắm hoa, người yêu đã chung sống 8 năm của Rika nói lời chia tay, vì một cô gái anh mới gặp trước đó 3 ngày. Rika âm thầm nuốt nước mắt thu dọn đồ đạc cho anh chuyển đi. Vài tháng sau, cô vẫn còn chìm đắm trong một giấc mộng ngoài thực tại. Ngày kia, Hanako - nguyên nhân của cuộc chia tay - bỗng dưng xuất hiện. Cô ta đưa ra một đề nghị hết sức kỳ quặc: muốn sống chung cùng Rika. Từ đây, nhờ có Hanako - lạ lùng và thất thường, luôn ở đó mà như không ở đó - Rika bước vào một thế giới khác biệt, trong đó mọi chuyện không còn xoay quanh người yêu cũ của cô…

    “Tâm hồn đúng là một thứ bí ẩn. Nó vốn thuộc về ta mà chính bản thân ta lại không thể nắm bắt, thậm chí đôi lúc thấy sợ nó.”
    - Ekuni Kaori

    HOÀNG HÔN RƠI XUỐNG - Bài cảm nhận của Momo Umehasu
    Một cuốn sách. Rất nhẹ, rất thanh. Cuốn sách màu quả đào nhàn nhạt, chữ long lanh màu tuyết, màu trời đêm. Cô gái có mái tóc đen dài trong suốt . Sẽ sớm kể bạn nghe…
    “Một ngày nắng đẹp trời trong độ ngắm hoa, người yêu đã chung sống tám năm của Rika nói lời chia tay, vì một cô gái anh mới gặp trước đó ba ngày…Vài tháng sau, cô vẫn còn chìm đắm trong một giấc mộng ngoài thực tại.
    Ngày kia, Hanako ...
    nguyên nhân của cuộc chia tay bỗng dưng xuất hiện. Cô ta đưa ra một đề nghị hết sức kỳ quặc: muốn sống chung cùng Rika…”
    Không ràng buộc nhân vật vào những sự trớ trêu như vậy thì thực không phải Ekuni Kaori của “Lấp lánh”, của “Tháp Tokyo”, không giống Kaori mà tôi đã biết, đã say.
    Nhưng không giải thoát mọi việc một cách tự nhiên, “mềm mại” nhất thì chắc chắn cũng không thể là Kaori.

    ✿ Chuyện của Rika, Kengo và Hanako tưởng như vô vàn những cuộc tình tay ba trên đời.
    “Thủ phạm của mọi tội lỗi” tất nhiên là Kengo, “kẻ đồng lõa” không ai khác là Hanako và “nạn nhân” Rika đáng thương sẽ đón nhận chẳng thiếu những phẫn nộ, xót xa, an ủi từ người ngoài cuộc luôn thấy mình như quan tòa, mặc nhiên phán xét.

    Lẽ thường vẫn vậy. Câu chuyện có thể chỉ giản đơn đến vậy.
    Nếu không phải với Ekuni Kaori.

    -“Anh sẽ chuyển nhà.
    ….Sẽ chỉ một mình anh chuyển đi thôi. Thế tức là…”
    […]
    -“Vậy à”
    Tám năm. […]
    -“Anh cảm thấy có lỗi với em quá”
    Kengo chia tay Rika chỉ ba ngày sau khi gặp Hanako.
    “Ba ngày.
    Chỉ trong ba ngày, anh quyết định chia tay tôi, và thực hiện liền, không do dự.”
    “Cô ấy hơn em à?” Tôi hỏi. “Ừ” Anh trả lời, ánh mắt buồn bã.

    Anh đáng trách. Anh tàn nhẫn. Anh phản bội. Thật vậy không, Kengo?
    Tôi đã chợt nghĩ vậy, tôi những muốn nghĩ vậy. Phê phán, căm ghét một người bao giờ chẳng dễ dàng hơn việc cố năm bắt và hiểu người ấy.

    “Bạn gái mới sao rồi?” Tôi đùa hỏi. Tôi chỉ nghĩ ra được vậy.
    “Anh vẫn đang chinh phục.”
    Anh nói, rồi cười rằng: “ Cô ấy chẳng đếm xỉa gì đến anh.”


    Đến cuối cùng, anh vẫn là người bị Hanako bỏ rơi.
    Đến cuối cùng, anh cũng không quay về với tình yêu của Rika.
    Đến cuối cùng, anh chỉ là một con người thật đáng thương. Thành thực đáng thương, không phải là mỉa mai hay thương hại.
    Kengo đã có thể làm một người đàn ông tệ, một người đáng trách, một người tàn nhẫn. Nhưng anh lại quyết định ra đi ngay khi vừa chớm nhận ra tình cảm của mình thay đổi, tình yêu với Rika đã không còn như trước khiến tôi không nỡ giận, cũng chẳng thể trách anh. Cái cách anh làm quyết đoán như một người đàn ông, lại ngây thơ, chân thành như trẻ nhỏ. Vụng về, Không toan tính. Không che đậy. Đuổi theo cảm xúc thật thà, trong sáng.

    Đáng thương quá, Kengo.


    Rika, tám năm chung sống . Cô không thể ngừng yêu Kengo dù giờ phải sống thiếu anh.
    Vậy là cô chọn cách trở thành anh, trở thành một phần của anh, mở rộng trái tim mình để yêu luôn cả người con gái mà Kengo yêu.
    Cái cách cô yêu thật lạ, không mong muốn được tìm hiểu, cũng không có những khát khao nhục cảm về thể xác của những người đang yêu

    Nhưng là yêu, là Rika đã yêu Hanako mà chính cô cũng chẳng hề hay biết.
    Từ đêm đầu tiên Hanako lạ lùng tìm đến và đề nghị sống chung cùng với cô…
    “Tôi rót cà phê, quyết định cho Hanako đã hết chỗ trở về nán lại một đêm. Tôi làm sandwich dưa chuột cho Hanako vì cô ta chưa ăn tối. Lúc phết bơ và kem chua lên lát bánh mì mỏng, tôi băn khoăn không hiểu mình đang làm cái quái gì đây. Nhưng thà vậy còn hơn là không làm gì. Làm sandwich cho cô gái anh yêu,xem ra còn gần anh hơn đọc sách một mình. Vì ít nhiều còn có liên quan đến anh.”

    …đến sáng hôm sau thức dậy
    “Tôi không thể tin nổi, “người con gái ấy”,khiến lòng tôi xáo động suốt đêm qua vì ghen, và cô gái nhỏ nhắn thở đều đều trong giấc ngủ trước mắt tôi bây giờ chỉ là một. Cô gái trước mắt tôi bé nhỏ, mong manh quá.”

    Hanako đã bước vào cuộc sống của Rika một cách tự nhiên như thế.
    “Thường ngày Hanako ít nói, vậy mà giờ không có cô, căn hộ bỗng trở nên yên tĩnh quá.”
    Và hình như cô bước vào cuộc sống của bất cứ ai cũng tự nhiên như thế.
    Thật lạ, tất cả mọi người đều yêu Hanako. Dường như bất cứ ai gặp cũng sẽ đều có cảm tình với cô.


    Hanako kì lạ.
    “Hanako không đi làm, không ra ngoài, cũng không nấu nướng. Đồ đạc vô cùng đơn giản. Chỉ vài ba bộ quần áo và đồ lót, hai đôi giày, bàn chải và thuốc đánh răng,kẹo cao su. Một chiếc radio, một cuốn sách, một tấm chăn,một lọ nước hoa Hechima Cologne,và một thỏi son. Tất cả chỉ có vậy.”
    “Hanako ít nói. Hanako hay cười”.
    “Hanako khi thì quần bò ngố với áo phông, khi thì váy liền mỏng.”

    Đôi khi, Hanako biến mất, một tuần, 10 ngày, hoặc lâu hơn. Chỉ để lại trước đó một mẩu giấy nhắn kiểu như “ Em đi vắng một tuần”. “Sống chung với Hanako sẽ gặp toàn những chuyện như vậy.”

    Một Hanako đã khiến Kengo rời bỏ Rika sau 8 năm chung sống, đi chơi, làm tình với Kengo dù không yêu anh.
    Một Hanako đã làm Katsuya-bạn của Kengo và Rika quyết định chia tay với người vợ vừa xinh đẹp vừa tài năng mà anh Katsuya đã từng yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên ở buổi mai mối.
    Một Hanako đã gây được cảm tình đặc biệt không chỉ cho Naoto mà còn cả bố Shigefuji của cậu bé. Một Hanako thản nhiên lưu lại mấy ngày liền như là “khách”- một vị “khách đặc biệt” của anh Shigefuji.

    Hanako tự ý lấy chiếc vé đi Hồng Kông mà Ryoko tặng cho Rika, xuất hiện giữa nơi xa lạ ấy , “cư xử tự nhiên như người sống ở đây “trong bộ váy liền thân màu đỏ thẫm cổ viền đăng ten bay phấp phới “hợp với nơi đây một cách kì lạ”. Người ta thấy Hanako rạng rỡ trong khách sạn Regent cực sang, thế nên không khỏi sửng sốt khi lại bắt gặp cô gái đó cau có ngồi uống sữa ở tiệm cháo tại một khu chợ búa bẩn thỉu, vô cùng lộn xộn.
    Hanako thường xuyên lui tới biệt trang của Nakashima- người đàn ông trông bộ complet may rất khéo và đôi giày đánh kỹ, người đưa Hanako đi uống trà và đi đến sáng không về.
    Hanako kéo tất cả những người đang nóng lòng gặp cô đến và sau đó rủ Rika cùng bỏ trốn.

    Hanako kì lạ.
    Một Hanako mà “cả tình yêu lẫn tình bạn, cả người khác lẫn bản thân mình, không tin gì cả. Cả hạnh phúc lẫn bất hạnh, không tin gì cả.”
    “Chị tin em chứ?”
    Sau quầy tính tiền, vừa nhìn thực đơn thanh toán, Hanako vừa nói khe khẽ.
    “Em muốn cho chị thấy là em tin chị.”


    Vì Rika đã tin cô ấy.
    Vì dẫu cô ấy có là ai, có đi đâu, làm gì, gặp gỡ những ai, với Rika, cô ấy vẫn là cô gái nằm dài bên radio, vừa uống sữa vừa đọc truyện tranh mà cô vẫn thấy. Vẫn là Hanako “nằm ngửa trên ghế sofa, đắp chăn ngủ, khuôn mặt vẫn nhỏ và trắng” khẽ cất tiếng “Chị về rồi à.” khi Rika bước vào nhà. Mỉm cười, với “khuôn mặt vừa ngủ dậy trông như trẻ thơ”.
    “Tôi muốn hỏi rất nhiều điều: tại sao, em định thế nào… Nhưng sau đó tôi lại nghĩ, dù sao cô ấy cũng đã về, chẳng phải là tốt rồi sao. Tôi thực lòng nghĩ thế.”
    Vẫn là một Hanako tin tưởng Rika.
    Vẫn là một Hanako yêu Souichi, yêu ghê lắm.-cậu em trai không cùng máu mủ của cô.
    Rika đã yêu Hanako bằng một thứ tình cảm trong lành quá đỗi. Không tổn thương, không phán xét. Chỉ cần cho cô ấy một nơi để lúc nào cũng có thể quay trở về.


    Hanako tự sát. Ngay cả khi đó là cái thông tin duy nhất Rika nhận được , một cái tin sét đánh ập đến với cô.
    “Tôi nghe chuyện như vậy mà không có cảm giác sợ hãi. Tôi nhớ lại cái bồn tắm bằng thép nhìn thấy tối hôm đó, cái bồn tắm màu vàng đồng, khung cửa sổ che rèm, và cả cục xà bông màu tím trong suốt.
    Nước trong bồn nhuộm màu đỏ máu, trông sẽ như thế nào? Hanako vốn rất hợp với màu đỏ.”


    Kengo chuyển nhà, Rika vẫn tiếp tục sống trong căn hộ lữu giữ kí ức của hai người. Và sau đó đến lượt Hanako đến sống cùng cô, rồi lại ra đi , và Rika vẫn ở căn hộ đó.
    “Cuộc sống của tôi trở nên ổn định hơn,cảm giác thiếu vắng Hanako đã phai nhạt. Không phải tôi đã quen với sự thiếu vắng đó, mà giờ đây tôi thực sự không còn cảm thấy thiếu Hanako nữa. Mỗi khi tôi trở về, Hanako đều ở đó. Hanako đã tan vào bầu không khí của căn phòng, tràn ngập ở đó.”
    “Tôi cũng mong sao Hanako còn ẩn náu trong căn phòng này thoát ra được với bầu trời mà cô yêu.”
    “Em định chuyển nhà.”
    “Tôi khẽ nói, giống Kengo mười lăm tháng trước.”
    ___________________________________________________


    Chưa có một cuốn sách nào khiến tôi đọc đến trang cuối cùng mà vừa thấy sáng rõ, vừa băn khoăn nhiều đến vậy. Hanako là ai? Hanako trong quá khứ là cô gái như thế nào? Quan hệ của cô với tất cả những người đàn ông kia là gì? Đi đâu? Làm gì? Có phải cô vẫn hay biến mất cùng với họ? Tại sao cô lại tự sát?... Có lẽ ngay từ đầu, câu chuyện đã chỉ xoay quanh Hanako mà tất cả đều vô tình bị cuốn theo nó?

    Cho đến cuối cùng tôi vẫn thấy mình chẳng biết gì về cô gái “nằm dài, nghe radio, vừa uống sữa vừa đọc truyện tranh này”, nên thật băn khoăn vì sao có thật nhiều những con người yêu cô hồn nhiên đến vậy, yêu chân thành một Hanako an nhiên họ vẫn thấy, bất kể cô thế nào, không hồ nghi, không phán xét.

    Cuộc sống này đôi khi chỉ tồn tại vì một người có thể yêu chân thành như thế, tin tưởng mình chân thành như thế. Tôi cũng uống SevenUp lạnh. Cay. Và lòng buồn vô kể.
     
  11. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.156
    Lượt thích:
    143
    Điểm thành tích:
    124.698
    “Tháp Tokyo chìm trong mưa là hình ảnh buồn nhất trên đời.”
    Toru thường ngắm nhìn tháp Tokyo trong lúc uống cà phê hòa tan từ phòng mình. Cậu yêu Shifumi, một phụ nữ đã có chồng và là bạn của mẹ cậu. Koji là bạn thân của Toru từ hồi cấp III. Gã yêu Yuri, cô bạn cùng trường, nhưng không sao có thể dứt ra khỏi cuộc tình cuồng nhiệt và đầy ham muốn với Kimiko. Kimiko cũng đã có chồng.
    Cả Toru và Koji đều cứ ngỡ mình đang làm chủ cuộc tình, nhưng rốt cuộc, mọi sự lại đúng như những gì Shifumi đã dạy cho Toru: Tình yêu không phải thứ ta có thể cầm cương, mà là thứ ta đắm chìm trong đó.
    Còn tháp Tokyo thì lặng im chứng kiến tất cả.

    [​IMG]


    Tác phẩm đầu tiên của Ekuni Kaori mà tôi được đọc tuy không phải là “lấp lánh” từng được rất nhiều người ca ngợi, nhưng lại khiến tôi yêu thích “Nhà văn Murakami nữ” bởi lối viết nhẹ nhàng, sâu lắng, bi mà không lụy. Cuốn sách này tôi đã mua từ rất lâu rồi,và luôn đọc nó trên những chuyến tàu ngắn chỉ hai, ba…tiếng, đọc thật chậm theo nhịp lắc lư thong thả của đoàn tàu.

    Câu chuyện mở đầu bằng cảnh Toru ngồi ngắm tháp Tokyo trong màn mưa từ khung cửa sổ, trong một buổi chiều ngồi nghe nhạc của Shifumi, chờ đợi cuộc điện thoại từ Shifumi. Đó cũng là cảnh ta bắt gặp nhiều nhất trong câu chuyện, sự chờ đợi của Toru dành cho Shifumi cứ lặp đi lặp lại như thế, không phải chờ đợi trong vô vọng như trong một cuộc tình đơn phương mà là chờ đối phương nhận ra tình cảm của chính mình. Cuộc tình của Toru và Shifumi không chỉ là cách trở về tuổi tác – một cậu sinh viên 19 tuổi đầu lại đem lòng yêu một người phụ nữ 35 tuổi là bạn của mẹ. Không những thế, cô ấy còn là một người phụ nữ giỏi giang, một người vợ chuẩn mực trong con mắt của những người đứng ngoài cuộc tình trái ngang này. Nhưng với Toru, Shifumi là Shifumi, là tất cả những gì tạo nên cô ấy : một Shifumi thích nghe nhạc Joni Mitchell, Carol King, CCR, Elton John, Rolling Stones – “toàn những ca khúc lạ hoắc với Toru”, một Shifumi thích uống Vodka và trang trí nhà bằng tượng Quan Âm, một Shifumi ngồi uống rượu với Toru trong quán Franny, hôn cậu, nắm tay cậu, cười với cậu thật dịu dàng. Toru nghe tất cả những loại nhạc Shifumi từng nghe, đọc tất cả những quyển sách cô ấy từng đọc, chỉ để chạm tới và yêu cả một Shifumi của quá khứ trước khi gặp cậu. Nắm lấy từng giây phút nghĩ tới cô ấy, chờ đợi mỗi cuộc điện thoại hiếm hoi của cô ấy, chiều theo từng lời nói của cô ấy, đó là một cậu con trai 19 tuổi đắm chìm trong mối tình. Đã có lúc Toru mong muốn “chiếm đoạt” Shifumi cho riêng mình, sau một lần gián tiếp chạm trán người chồng Asano của cô ấy khi hai người đang ở bên nhau. Đó là cách Toru biểu hiện cơn ghen, muốn chiếm đoạt cô ấy, nhưng cuối cùng lại biết được giới hạn của mình, của một cuộc tình ngoài luồng. Cậu chỉ có thể đứng sau giới hạn ấy, chờ Shifumi chìa tay ra và cùng cậu bước qua. Cậu hài lòng với vị trí làm thêm trong cửa hàng của Shifumi, chỉ để gần nhau thêm một chút, dù là trong công việc. Luôn chờ đợi, vì đã tin tưởng cô ấy đến thế :

    “Bản thân cậu hoàn toàn tự tin, rằng trong mắt những kẻ khác, có thể cậu chỉ là một gã trẻ người non dạ, nhưng nhất định không bao giờ Shifumi nhìn cậu như vậy, đấy mới là điều quan trọng nhất. Hẳn không ai hiểu được điều đó, ngoài Shifumi và mình”

    Thế giới của Toru 19 tuổi chỉ có Shifumi.

    [​IMG]

    Song song với cuộc tình của Toru là cuộc tình tay ba giữa Koji, Kimiko và Yuki. Khi Koji đi cùng Yuki, cậu là một chàng sinh viên 19 tuổi bình thường như bao kẻ khác, cùng sóng bước với bạn gái đi ăn, đi dạo phố, đến nơi gã làm thêm, đi dự tiệc cưới trong gia đình, tán gẫu với bạn bè. Nhưng khi ở cùng Kimiko – một người phụ nữ gần 40 tuổi đã có chồng – cậu phóng túng bản thân trong những cuộc ân ái nóng bỏng triền miên, trong niềm vui thể xác của một tay chơi đa tình lão luyện. Những lúc ngồi cạnh Yuki, Koji khen cô dễ thương, khen chiếc váy đẹp của cô, đưa cô về căn hộ của mình, đưa cô tới bữa tiệc của gia đình. Koji lúc nào cũng có thể nắm tay Yuki, hôn Yuki ở bất cứ đâu trong ánh mặt trời mùa hạ rực rỡ hay dưới cơn mưa tuyết đầu đông. Còn Kimiko chỉ có thể gặp cậu trong những cuộc hẹn ngắn ngủi một, hai tiếng trong những căn phòng khách sạn kéo kín rèm, chỉ có thể vụng trộm trao nhau những nụ hôn nơi tối tăm vắng vẻ. Nhưng chính trong những cuộc hẹn hò diễn ra trong bóng tối ấy, Kimiko luôn phải đóng trọn vai một người vợ mẫu mực có thể giải thoát cho một người phụ nữ trẻ trung tràn đầy sức sống, còn Koji, liệu cái cậu nhận được từ cuộc tình này có phải chỉ là sự thỏa mãn về thể xác? Mỗi lần bên nhau, Koji dường như luôn để Kimiko điều khiển cuộc vui, khác hẳn với cái cách cậu ở bên Yuki. Yuki dễ thương, hợp để làm bạn gái của một cậu sinh viên, nhưng đó lại không phải là thứ Koji muốn. Thứ cậu muốn, chỉ có Kimiko mới có thể cho cậu, khiến cậu nhận ra cuộc tình với cô đang dần thoát khỏi những ham muốn thể xác đơn thuần. Đó là khi Kimiko chủ động gọi điện hẹn gặp nhưng bị cậu từ chối vì “mai mới là ngày hẹn”, để rồi lại day dứt vì đã nói “không” với cô. Đó là khi Kimiko tặng cậu chiếc điện thoại di động để tiện liên lạc, cậu lại tức giận với cô, lí do rằng “không có là vì không có thôi”. Nhưng khi Kimiko bị cậu nói đến mức òa khóc, Koji lại thở dài. Cậu từ chối gặp cô, không nhận quà của cô, bởi nếu nhận lời với Kimiko, cậu không còn là Koji – một tay chơi như từ xưa đến nay vẫn thế – và cuộc tình trong bóng tối của họ cũng không còn dựa trên thể xác đơn thuần. “Ai yêu trước thì người ấy thua”, và Kimiko đã tình nguyện đưa tình yêu của mình ra ánh sáng. Nhưng tất cả những gì cô nhận được là sự phũ phàng phủ nhận của Koji, khi mà tuổi 19 và bản chất lãng tử đào hoa không cho phép cậu nhận thua trong bất cứ cuộc chơi nào, kể cả khi cậu đã đánh mất bản thân cho cuộc chơi đó từ lúc nào không hay. Sau khi Kimiko nói lời chia tay, Koji vẫn ôm cho mình một tia hi vọng tới tìm cô trong cuộc trình diễn như đã hẹn trước, rồi chỉ nhận lại sự “hổ thẹn” khi vấp phải thái độ xa lạ của người tình cũ. Sự hổ thẹn duy nhất trong cuộc đời 19 năm của Koji.

    Lấy hai cuộc tình trái với lề thói xã hội làm đề tài cho cuốn sách của mình, nhưng cái Ekuni Kaori muốn gửi gắm tới người đọc không phải là những bài học đạo đức, mà cái cô muốn nói tới chính là bản chất của tình yêu, điều luôn hiện hữu dưới ngòi bút của cô trong bất cứ tác phẩm nào. Trong “Tháp Tokyo”, tình yêu như một dòng chảy khi thì dịu dàng mềm mại, có lúc xiết xao dữ dội. Dù chống chọi như Koji hay thả trôi như Toru, chúng ta cũng đều bị nó cuốn đi rồi đắm chìm trong đó mà không có lối thoát.
     
  12. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.156
    Lượt thích:
    143
    Điểm thành tích:
    124.698
    Giới thiệu:

    Mọi sự khởi đầu trong một đêm bão tuyết, hai đứa trẻ sinh đôi chào đời trong chính đôi tay của người cha, bác sĩ chuyên khoa xương David Henry. Cô bé mắc hội chứng Down. Trong giây phút choáng váng và bồng bột, David đã quyết định gửi con gái vào nhà cứu tế, và y tá Caroline Gill là người được trao trách đó. Bước ngoặt của số phận bắt đầu, khi Caroline đã tự đưa ra quyết định của riêng mình, và nỗi ám ảnh từ đó đeo bám David Henry. Anh làm bạn với máy ảnh như một sự giải thoát, để lưu giữ một phần ký ức, nhưng rồi quá khứ tựa đoàn tàu vùn vụt chạy qua anh không thể níu lại, không biết rằng ở một nơi nào đó, con gái anh, đang như cái mầm cây đang gắng gỏi vươn lên giữa cuộc đời khó khăn….

    Kim Edwards, nhà văn Mỹ, sinh năm 1958 tại Texas và lớn lên ở New York. Bà tốt nghiệp Đại học Colgate và Khóa học sáng tác, Đại học Iowa. Năm 1990, bà giành giải thưởng Nelson Algren cho truyện ngắn Sky Juice. Năm 2002, bà vinh dự nhận giải Whiting Writers. Chưa dừng lại ở đó, Kim Edwards còn giành giải Kentucky Literary 2005 cho tiểu thuyết đầu tay Con gái người giữ ký ức. Hiện bà là giáo sư dự khuyết môn Văn học Anh tại Đại học Kentucky.

    [​IMG]

    Những đánh giá về cuốn sách:

    “Kim Edwards đã tạo ra một câu chuyện về sự hối tiếc và cách chuộc tội của những con người bị ám ảnh bởi quá khứ. Được chạm khắc bằng thứ ngôn ngữ say đắm lòng người khiến bạn phải đọc lại từng đoạn văn, chỉ để không ngừng bị cuốn hút….đơn giản là một cuốn sách tuyệt đẹp.” – JODI PICOULT


    “Bất kì ai cũng sẽ xúc động trước sức mạnh phi thường và tình người sâu sắc trong Con gái người giữ ký ức.” – The Washington Post

    “Con gái người giữ ký ức khám phá sức mạnh của mối quan hệ gia đình trong những hoàn cảnh khó khăn và dị thường.” – BookPage

    “Edwards quả là một nhà văn bấm sinh. Mở đầu câu chuyện bằng giọng miêu tả lôi cuốn về sự chào đời của hai đứa trẻ song sinh, bà đã khiến độc giả không ngừng hồi hộp qua những dòng văn mê hoặc, cách xây dựng nhân vật nhất quán, cùng một cốt truyện sâu sắc mà không giáo điều. Con gái người giữ ký ức là một bản tụng ca về nghị lực và sự bền bỉ, giàu chi tiết tâm lý và các sắc thái quan hệ con người.” – The Chicago Tribune

    Lưu ý: Truyện được đưa lên với mục đích chia sẻ phi lợi nhuận trong cộng đồng yêu thích tiểu thuyết, đồng thời giúp đỡ các bạn không có điều kiện đọc truyện do giới hạn về ngôn ngữ, địa phương, hay điều kiện tìm mua sách…. có thể tiếp cận tác phẩm.

    Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bản quyền tác giả cũng như bản quyền chuyển ngữ. Chúng tôi tôn trọng các dịch giả, cộng đồng yêu thích tiểu thuyết cũng như những bạn đã biên tập, gõ lại truyện và tạo ebook tại các nguồn truyện lớn như e-thuvien, Stent, tangthuvien… và chủ nhân của các wordpress cá nhân khác bằng cách đề tên dịch giả, biên tập và người làm ebook.

    Con gái người giữ kí ức

    Tác giả: Kim Edwards
     
  13. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.156
    Lượt thích:
    143
    Điểm thành tích:
    124.698
    - Pháo đài trắng - Pamuk
    - Ruồng bỏ - Coetzee
    - Truyện ngắn Murakami
    - Đất lành - pearl buck
    - Hảo nữ China - Hân Nhiên
     

Chia sẻ trang này