Review Review Con sẻ vàng – Donna Tartt

Tin đăng trong 'Review sách' bởi admin, Cập nhật cuối: 08/05/2018.

  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.208
    Lượt thích:
    159
    Điểm thành tích:
    125.265
    [​IMG]
    Review Con sẻ vàng – Donna Tartt

    Tác phẩm đoạt Giảng thưởng Pulizer 2014, nhưng đọc tới trang 600/920 cũng không rõ là truyện …muốn nói về vấn đề gì!
    Lại nghe nói tiếp tác giả đã dành hơn 10 năm để viết và ngẫm. Và cuộc số của Nữ nhà văn – năm nay đã sang tuổi 53- luôn kín với phóng viên….cũng ko moi đc thông ting gì!

    Có thể sự cảm thụ văn chương kiểu như của những tác giả này của mình quá hạn chế!
    “Họ đang phân tâm, tốt hơn là tôi nên ở nhà và bắt đầu với công việc của tôi chứ không phải đứng lên và nói về một quyển sách, nó rất phản tác dụng. Tôi sẽ rất tức giận nếu tôi phải ra sách sau mỗi 2 năm, tôi cảm thấy rất không ổn, tôi chỉ có thể ra sách sau mỗi một thập kỷ. ” – Tartt trả lời phỏng vấn.

    [​IMG]

    Thế bây giờ là vài dòng mình phán về Con sẻ vàng nhé!!

    Truyện có khoảng 920 trang theo bản in Omega, 2017. Song có lẽ chỉ có tới 5-6 trang viết về tranh Con sẻ vàng – danh họa Hà Lan Carel Fabritius – mà như wiki nêu đây là bậc thầy nối tiếp về tranh trừu tượng hiện thực của Rembrandt, và tiếptheo là (mình nói sai gì bà con mách nhé). Cả tác phẩm truyện này cũng vậy: Hơi thiên về hoang tưởng – tự sự. Có lúc không rõ nhân vật đang nghĩ gì, đang ở đâu.

    [​IMG]

    Nhân vật chính Theo (thê-ô), có nơi nói “…cậu bé bám dính lấy một thứ, nó nhắc nhớ về mẹ: đó là bức hoạ vô giá The Goldfinch của danh họa Hà Lan Carel Fabritius từ Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan.” <- Cái này ko đúng, là do một ông gìa có nguyện ước khiến cậu làm thế.
    Có nơi nêu: “Con sẻ vàng ngay khi ra mắt đã gây sửng sốt bởi cách kể chuyện đầy sinh lực, dữ dội và khốc liệt. Những nhân vật sống động gây ấn tượng mạnh, giọng văn mê hoặc, xen với những khúc chờ nín thở, lại có khi trùng xuống với cái bình thản triết gia với những bí ẩn sâu lắng nhất của tình yêu, con người, nghệ thuật.” -> thực ra mình lại thấy chẳng… sửng sốt tí nào. Đây ko phải truyện đuổi bắt, kinh dị, hay điều tra phá án – càng ko về thiên tai. Đôi khi ng viết hoặc -dịch giả có giọng văn – hơi dài, thậm chí lê thê. Có những trường đoạn mình không rõ ẩn ý gì:
    – Trường đoạn mẹ và Theo (thê-ô), vào bảo tàng và dẫn con đi xem tranh -> ko rõ mục đích
    – Trường đoạn lão Welt sắp chết ấn cậu bé một chiếc nhẫn và bảo cậu giữ bức Con sẻ vàng -> tới gần hết truyện cũng chi là….kiểu đấu tranh tư tưởng cho một vật bị mất cắp. Mà chính mình là …thằng ăn cắp.
    – Trường đoạn cậu ở vơi Andy và gia đình -> lê thê qúa, đứa trẻ 14 tuổi ở Mỹ hoàn toàn tự do với cuộc sống hơn là…hơi bị nghờ ngệch ở đây
    – Đoạn nói chuỵen với Andy nhà Barbour, về tranh cử chính trị thì …như người lớn, còn đoạn đứng ra cho mọi ng của Sở mật vụ phỏng vấn thì không khác gì đứa…trẻ lên 6.
    – Nhiều trường đoạn quá dài với Boris – sống cùng tại LV – Nghĩa địa tiền lương, nghe hơi mới – thấy con mắt của tác giả với dân ở đây không khác gì cầm thú và tiêu tiên bẩn – không rõ, về tình cảm của Theo và Boris có lẽ tác giả muốn nhấn mạnh về giới gay của Mỹ – vi chính xác nhiều đoạn mô tả hai cậu bé ứng xử như dân gay (ngủ với nhau, ôm nhau thân thiết…)
    – Trường đoạn gặp lão Hobie và gia đinh, rồi bé gái Pippa, gặp rồi chia tay- rồi lại gặp lại -> cũng ko rõ để làm gì nữa. Yêu thì ko yêu -> như kiểu gặp chào hỏi ròi thôi.
    – Tới trang 535, có lẽ là một giọng dịch khác, vì mô tả cảnh Theo buôn bán tràng kỷ giả cổ – mô tả lừa lọc thế nào với xã hội trung lưu đang cần đồ cổ. Rồi Theo học dc bài học từ lão Hobie
    – Trường đoạn gặp Kitsey rồi du lịch du hý – rồi matuy, tiền bạc – không khác cảnh 6 người đi khắp thế gian.

    [​IMG]

    Song cũng có nhiều khúc ngoặt cũng ấn tượng khi các sự kiện xảy ra với Theo và khiến cậu bé mất mẹ nhận ra:
    – Sự đểu giả về tình cảm của Cha – nát rựou bê tha muốn cậu đi cùng
    – Về tình cảm nghiêng về vật chất của Xandra, bồ của ông bố khi thấy cha cậu qua đời
    – Hay bạn Boris – cũng cùng hoàn cảnh với Theo. Khiến fans xem truyện có lẽ chỉ thấy Mỹ là một xã hội thiếu thốn tình cảm gần gũi máu mủ – nhưng nhiều tình cảm đồng lòng bao quanh.
    – Việc buôn bán đồ giả cổ có vẻ lên tay, chàng Theo ngờ ngệch long đong thời nào ko còn -> tới giờ là một tay lừa bịp chính hiệu -> tới đây thì ai cũng chắc cái gì sẽ tới rồi. Cũng na ná kiểu như Người đàn bà quỷ quyệt của Sidney Sheldon.
    – Dung túng bức tranh để bán chợ đen, lẫn nhiều tình huống níu kéo tình cảm dẫn tới Theo và Boris là tội phạm lúc nào không hay biết

    Lại có nơi nêu: “Một tác phẩm đẹp, khiến bạn thức đọc thâu đêm, khiến bạn muốn giới thiệu với cả lũ bạn mình, một câu chuyện nệ cổ về những mất mát, ảm ánh, những âm mưu tàn nhẫn của số phận.” -> Theo mình thì sách lê thê, và cũng ko đáng để lôi cuốn như Suối Nguồn – hay Gia đình Karamazov – hay Kẻ đầu tiên phải chết. Có lẽ “Vụ ám sát ông Roger Ackroyd” lại cho bạn nhìn nhận lại logic suy nghĩ của bạn với sự vật sự việc hay hơn là…truyện này!

    [​IMG]

    Một chỗ khác nêu “Chủ đề tình yêu trong nghịch cảnh tạo nên một tuyến truyện khắc khoải, lôi cuốn – tựa như lớp trang trí đường diềm làm tăng chiều sâu cho hình ảnh Con sẻ vàng với sợi xích mỏng khắc nghiệt trong bức họa định mệnh” -> chưa hề thấy nghịch cảnh – cũng chưa thấy lôi cuốn. Và tất cả sự kiện tác giả nêu trong xuyên suốt câu truyện là: TẤT YẾU! vì xã hội là thế: mất bố mất mẹ, chơi bời với du côn, sẽ có hậu quả… thôi!

    Trng truyện, tác giả chê:
    – Jakie Collins là tác giả của những thể loại rẻ tiền. Song từ trang 750 trở đi, tác giả mô tả nhóm Boris Theo không khác gì truyện phim xã hội đen những năm 70s-80s.

    Đoạn cuối khá chi tiết về Tự Nhiên- Chết Chóc. Về bản ngã ma thuạt và bản ngã thực tế. Cuộc đời của Theo đc chốt lại: Đi vào vùng đa mép màu sắc giữa chân lý và phi chân lý.

    [​IMG]
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này