Tiểu Thuyết Lịch Sử của TOAN ÁNH KHÚC CA DIỆT THÙ (dưới bút danh Vương Quốc Sủng)

Tin đăng trong 'Sách hay, tài liệu hay' bởi admin, Cập nhật cuối: 03/08/2018.

  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.218
    Lượt thích:
    159
    Điểm thành tích:
    125.289
    [​IMG]

    XB 2006. Giá 90k/ bộ

    Tiểu Thuyết Lịch Sử của TOAN ÁNH
    KHÚC CA DIỆT THÙ (dưới bút danh Vương Quốc Sủng) kể về cuộc chiến hào hùng chống quân Nguyên từ đời vua Trần Thái Tôn đến Trần Nhân Tôn.

    Toan Ánh tên thật là Nguyễn Văn Toán (1916 - 2009), là nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam.
    Ông sinh tại Thị Cầu, Bắc Ninh, một vùng quan họ nổi tiếng với những lễ hội, đình đám. Mẹ ông làm nghề hàng xáo, ngày bà đi bán, tối về vừa xay gạo vừa dạy chữ Hán cho ông. Sau, ông theo học với thầy Chu Kinh Phượng, là một thầy đồ nổi tiếng khắp vùng Kinh Bắc.
    Bắt đầu viết văn và làm thơ từ năm 1934 khi còn là học sinh ban Thành chung (bài thơ đầu tiên “Những thú ta yêu”, đăng trên báo Loa năm 1934 và bài biên khảo phong tục đầu tiên “Hát quan họ” đăng trên báo Trung Bắc tân văn). Sáng tác thơ văn của tác giả Toan Ánh thường được đăng trên các báo:

    Trước 1954: Trung Bắc chủ nhật, Loa, Tiểu thuyết tuần san, Báo đàn bà, Tiểu thuyết thứ bảy, Bắc Ninh tuần báo, tạp chí Tao Đàn, tạp chí Bạn Đường (Thanh Hóa), tạp chí Tin Lào (Vạn Tượng), Phổ thông bán nguyệt san, Jeunesse studieuse,Thời luận, Công tội, Trung Bắc tân văn, Hà Nội tân văn…
    Sau 1954: Bách khoa, Hải triều âm, Chỉ đạo, Lành mạnh, Chọn lọc, Tiểu thuyết thứ bảy, Cách mạng quốc gia, Phương Đông, Thời đàm, Tân dân, Lẽ sống, Tin mới, Văn nghệ tiền phong, Chính luận…
    Sau 1975: Tập san Nghiên cứu tâm lý dân tộc, Xuân dân tộc miền núi, Xưa và nay, Doanh nhân trẻ,…
    Ngoài hoạt động viết lách, biên khảo, trước 1954 Toan Ánh còn từng là chủ nhà in, nhà xuất bản Minh Tuấn ở Hà Nội.
    Trước năm 1975, ông là hội viên Hội Văn bút Quốc tế, phó chủ tịch Ban chấp hành Hội Văn bút Việt Nam, chủ tịch Ban chấp hành Hội Thư viện Việt Nam, hội viên Hội đồng Văn hóa Giáo dục, hội viên Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Thái Bình Dương; là giáo sư thỉnh giảng tại nhiều trường đại học như Văn Khoa Cần Thơ, Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn, Cao đẳng Quốc phòng Vĩnh Long, Đại học Đà Lạt… về các môn liên quan đến văn hóa - phong tục học Việt Nam.
    Khi trưởng thành, nhờ ông làm nhiều công việc khác nhau, như thuế vụ, thanh tra, dạy học...và hay thay đổi nơi ở, nên ông biết được nhiều vùng của đất nước. Đến đâu ông cũng chú tâm tìm hiểu tập quán, hội hè, ca dao... và ghi chép một cách rất cẩn thận.
    Ông nắm chức giám đốc trong Cục Tâm lý chiến (1963-1966) của Việt Nam Cộng hòa, sau chuyển làm quản thư Bộ Thông tin (1968-1971) rồi phó chủ tịch Hội đồng Văn hóa Giáo dục (1972-1973). Ông cũng từng làm giảng viên ở Viện Đại học Vạn Hạnh và Viện Đại học Huế (phân khoa Nhân văn) trước năm 1975. Ông còn là hội viên Hội Văn bút Việt Nam (Vietnam Pen Club).
    Trong lãnh vực chính trị ông là đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng.
    Vợ ông là một hoa khôi khi 17 tuổi vùng Vĩnh Yên, Vĩnh Phú. Họ sống với nhau 20 năm, có 11 người con. Tháng 12 năm 1969, vợ ông bị đột tử khi mới 46 tuổi. An táng cho vợ xong, ông đóng cửa nửa tháng để viết hồi ký Nhớ thương rất cảm động.
    Từ đó, ở tuổi 55, ông một mình nuôi con cho đến ngày nhắm mắt ở tuổi 96.
    Toan Ánh bắt đầu viết văn từ năm 1934. Năm 1935, truyện ngắn đầu tay của ông: Chiếc nhẫn quý, được đăng trên báo Tiểu thuyết Thứ Bảy.
    Kể từ đó, ông gắn bó mật thiết với đề tài văn hóa truyền thống của Việt Nam từ nông thôn đến thành thị, từ Bắc vào Nam và để lại cho đời khoảng 124 tác phẩm có giá trị học thuật, như:
    Trước 75 :
    ***Kịch : Cảm ơn ông ( kịch vui, in trong tạp chí Tao Đàn của NXB Tân Dân)
    Nghĩa sống ( kịch luân lý xã hội)
    Một trận mưa ( kịch vui)
    Ngã vạ ( kịch vui, in trong tạp chí Tao Đàn)
    Tết mẹ vợ ( kịch vui, in trong tạp chí Bạn Đường – Thanh Hóa)
    Bức tranh yêu
    Bước đầu (NXB An Thịnh )
    Ba tháng tiền nhà ( kịch vui, in trong tạp chí Tin Lào xuất bản tại Vạn Tượng )
    ***Sách biên khảo :
    • Phong lưu đồng ruộng ( NXB Anh Hoa – HN 1942, NXB Vạn Lợ- SG 1957)
    • Tiết tháo một thời ( NXB Nam Sơn- SG 1954)
    • Bó hoa Bắc Việt ( NXB Vạn Lợi 1955)
    • Cầm ca Việt Nam ( NXB Lá Bối SG 1969)
    • Nếp cũ ( Con người VN, Tín ngưỡng VN 1 + 2, Làng xóm VN, Lễ hội đình đám 1 + 2 ) NXB Kim Lai ấn quán 1967
    • Trong lũy tre xanh ( NXB Hàn Mạc Hà Nội 1954, NXB VVan5 Lợi SG 1969)
    • Nhớ thương ( hồi kí gia đình – tác giả xuất bản 1970)
    • Thanh gươm Bắc Việt ( tiểu thuyết lịch sử 1969)
    • Người đẹp thời Chiến Quốc ( truyện ngắn lịch sử 1954)
    • Ký vãng ( tiểu thuyết phong tục 1959)
    • Múa thiết lĩnh, ném bút chì ( truyện dài võ thuật VN 1963)
    • Ăn trộm và bắt trộm
    • Việt Nam chí lược (5 cuốn gồm: Người Việt Đất Việt, Miền Bắc khai nguyên, Miền Trung kiên dũng, Miền Nam phú cường, và Cao nguyên miền Thượng) viết chung với Cửu Long Giang 1972-1974, riêng Miền Trung kiên dũng, Miền Nam phú cường chưa kịp xuất bản )
    • Phong tục Việt Nam, biên khảo
    • Phong tục Việt Nam với phụ nữ, biên khảo
    Ngoài các sách kí tên Toan Ánh, tác giả còn xuất bản dưới bút danh Vương Quốc Sủng
    - Tráng sĩ một chân (Sơn Đông thất hiệp)
    - Lỗ Hoa Nương
    - Giai nhân võ hiệp
    - Khúc ca diệt thù
    - Xác chết hai đầu
    Sau 75:
    - Phong tục gia đình ( NXB Thanh Niên 1992)
    - Thờ cúng tổ tiên ( NXB Thanh Niên 1991)
    - Tinh thần trọng nghĩa phương Đông ( NXB Mũi Cà Mau 1992)
    - Ta về ta tắm ao ta ( NXB Thuận Hóa 1992)
    - Gái đẹp xứ Bắc ( Bó hoa Bắc Việt 1993)
    - Những thú tiêu khiển VN ( NXB Mũi Cà Mau 1993)
    - Trong họ ngoài làng ( NXB Mũi Cà Mau 1993)
    - Người đàn bà áo trắng trong nghĩa trang
    - Hồn muôn năm cũ
    - Lá rụng về cội
    - Làng xưa lối cũ
    - Truyền thống học đường
    - Lời người xưa
    - Truyện tân truyền kỳ Việt Nam ( 6 tập)
    - Chuyên đàn bà, con gái
    - Hương nước hồn quê (1999)
    - Văn hóa Việt Nam những nét đại cương(Nxb Văn Học 2002
    Nếp cũ: Con người Việt Nam(Nam Chi Tùng Thư, Sài Gòn 1965 – lần 2 Nxb Tp.HCM 1992 – lần 4 Nxb Trẻ, 2004).
    Nếp cũ: Làng xóm Việt Nam (Nam Chi Tùng Thư, Sài Gòn 1968 – lần 2 Nxb Tp.HCM 1996 – lần 4 Nxb Trẻ, 2004).
    Nếp cũ: Hội hè đình đám (2 quyển) (Nam Chi Tùng Thư, Sài Gòn 1968 – lần 2 Nxb Khai Trí 1975 – lần 3 Nxb Tp.HCM 1990 – lần 4 Nxb Trẻ, 2004).
    Nếp cũ: Tín ngưỡng Việt Nam(2 quyển) (Nam Chi Tùng Thư, Sài Gòn 1968 – lần 2 Nxb Tp.HCM 1996 – lần 4 Nxb Trẻ, 2004).
    Nếp cũ: Cầm ca Việt Nam(Nxb Lá Bối Sài Gòn 1970).
    Nếp cũ: Điểm trang phục sức Việt Nam (2 tập) (Nxb Trẻ 2009, Sài Gòn).
    Nếp cũ: Tiêu khiển Việt Nam: Kỳ (Nxb Trẻ 2009, Sài Gòn).
    Nếp cũ: Tiêu khiển Việt Nam: Thi (Nxb Trẻ 2009, Sài Gòn).
    Nếp cũ: Tiêu khiển Việt Nam: Họa (Nxb Trẻ 2009, Sài Gòn).
    Nếp cũ: Tiêu khiển Việt Nam: Trẻ em chơi(dành cho trẻ em (3 tập) (Nxb Trẻ 2009, Sài Gòn).
    Nếp cũ: Tiêu khiển Việt Nam: Thú vui tao nhã (Tiêu khiển thanh cao) lần 2 Nxb Thanh Niên, Sài Gòn 2004 – lần 1 Nxb Mũi Cà Mau, 1993).
    Nếp cũ: Xã hội Việt Nam(bản thảo giao năm 2001, cho Nxb Thanh Niên bị mất), đã tìm lại được cuối năm 2008
    Phong tục Việt Nam(Nxb Phụ Nữ, Sài Gòn 2004). Lần 1 Nxb Văn Nghệ (2003)
    Phong tục thờ cúng trong gia đình – nơi công cộng Việt Nam(Nxb Thanh Niên Sài Gòn 2004).
    Phong tục thờ cúng tổ tiên(Nxb Văn Hóa Dân Tộc 2000).
    Phong tục thờ thần(Nxb Tp.HCM 1991).
    Phong tục Việt Nam qua lễ tết, hội hè(Nxb Văn Nghệ Tp.HCM 1992).
    Phong tục Việt Nam qua nếp sống gia đình(Nxb Tp.HCM 1992).
    Phong tục Việt Nam với phụ nữ (Nxb Đại Chúng Sài Gòn, 1965).
    Hội quê miền Bắc.
    Thần thoại Việt Nam (giảng văn dạy tại Đại học Văn Khoa Huế, Đại học Vạn Hạnh, Đại học Văn Khoa Sài Gòn trước 1975).
    Tiết tháo một thời (Nxb Nam Sơn, Sài Gòn 1957; tái bản dưới tên Hồn muôn năm cũ).
    Ca dao miền Bắc.
    Thắng cảnh Hà Tiên.
    Ca dao Hà Nội.
    Chân dung Hà Nội.
    Tổng lược về ẩm thực Việt Nam(hợp soan với Nguyên Từ).
    Căn bản triết lý của ẩm thực Việt Nam.
    Một số thức ăn căn bản hằng ngày.
    Mâm cỗ các miền.
    Các món xôi chè.
    Các món bánh đặc biệt Việt Nam.
    Các thức uống.

    Những tác phẩm của nhà biên khảo Toan Ánh đã chuyển tải được tất cả niềm đam mê của ông muốn ghi lại những nét đẹp quê hương, những thuần phong mỹ tục, những đạo lý cổ truyền dưới ảnh hưởng của Tam giáo như: lòng tin Phật; lòng ái quốc, hy sinh khi đất nước bị nạn tai, tích cực góp phần xây dựng trong thời điểm hòa bình; đạo hiếu đối với mẹ cha, đạo đễ đối với anh em, họ hàng; nghĩa thủy chung trong đạo phu thê; trách nhiệm đối với con... Ông muốn giúp các thế hệ mai hậu hiểu rõ rằng tất cả những đạo lý và thuần phong mỹ tục đã un đúc nên một dân tộc Việt Nam với những con người rất hiếu khách, rất nhân từ và khoan dung, nhưng lại rất khắt khe với chính bản thân mình để giữ vững đạo nghĩa làm người, không nao núng trước nghịch cảnh, biết trọng nghĩa khinh tài và giữ vững khí phách, khiến dân tộc Việt Nam đủ sức quật cường chống ngoại xâm giành lại độc lập sau bao lần bị đô hộ lâu dài.

    Ngoài văn nghiệp, nhà biên khảo Toan Ánh thích nhất thời gian ông dạy về phong tục tập quán, vốn là lĩnh vực sở trường uyên bác nhất của ông ở các trường đại học và cao đẳng thuộc miền Nam Việt Nam trước 1975 (trong suốt 10 năm 1965-1975). Có thể coi đây là một giai đoạn rất vui vẻ thành công trong cuộc đời sự nghiệp của ông. Nhờ có tài diễn thuyết nên các sinh viên rất thích được nghe ông giảng. Ở Huế, mỗi khi có Toan Ánh giảng bài, các sinh viên thường dồn đến lớp ông để nghe, nhà trường phải cho gỡ 2 tấm ván ngăn chia 3 giảng đường nhỏ thành 1 giảng đường lớn, để đủ chỗ cho sinh viên ngồi.
    Nhưng quan trọng và có giá trị hơn cả có lẽ là tập hợp đồ sộ gồm hàng chục công trình biên khảo liên quan đến phong tục tập quán Việt Nam, ngày nay đã trở thành một kho di sản quý báu giúp các thế hệ mai sau có nguồn tài liệu phong phú và đáng tin cậy để tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa-xã hội-lịch sử Việt Nam.
    ( Nguyên Từ - Nguyễn Tường Uyển)
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này