Tham khảo Trải lòng của mãnh hổ Hikaru Nakamura [Phần thứ nhất]

Tin đăng trong 'Cờ tướng, cờ vua, cờ vây...' bởi M_marketing, Cập nhật cuối: 11/11/2022.

  1. M_marketing

    M_marketing Moderator Quản trị viên

    Tham gia :
    13/10/2021
    Bài viết:
    36
    Lượt thích:
    4
    Điểm thành tích:
    100
    Giới tính:
    Nam
    314783482_131675513010982_7205648380150359796_n.jpg
    Trải lòng của mãnh hổ Hikaru Nakamura [Phần thứ nhất]
    Ngày 8 tháng 12 năm 2010. Sau lễ bế mạc giải vô địch cờ nhanh – chớp Thế Giới. Tại thánh địa Cờ Vua Mát-cơ-va. Carlsen khi đó đã chủ động hỏi có thể đánh 1 match với Nakamura thông qua Macaulay Peterson (một nhân vật quyền lực trong giới Cờ Vua ở Mát-cơ-va). Ý tưởng của Carlsen là đánh 100 ván cờ chớp, nhưng sau đó cả hai gặp nhau (Carlsen gặp Hikaru) ở khách sạn Ritz-Carlton vào lúc 22g30, Carlsen đã thay đổi xuống còn 30 ván, Hikaru đề xuất 40, Carlsen đồng ý và cả hai bắt đầu cuộc chiến.
    Sau trận match kéo dài đăng đẳng 6 giờ đồng hồ, cả hai về lại phòng để nghỉ ngơi. Kết thúc với tổng tỉ số 24-15 nghiêng về Magnus Carlsen. Đáng chú ý, Hikaru đã đăng một số dòng trạng thái hơi nhạy cảm về trận match này trên Twitter khi anh ấy đã có làm nhẹ vài chai bia trước cuộc chiến, đây cũng là một trong những sai lầm mà Hikaru cảm thấy hối tiếc mỗi khi nhắc lại.
    Hikaru bộc bạch: “Đây là một câu chuyện điên rồ, nó được diễn ra hoàn toàn bất ngờ mà không có sự chuẩn bị hay một kế hoạch nào khác. Sau giải bế mạc, tôi được hẹn tham dự buổi tiệc, lúc đấy tôi nhớ mình đã uống vài chai bia, rất thư giãn và vui vẻ, rồi tôi nhận ra một nhân vật cấp cao trong giới lãnh đạo liên đoàn cờ Moscow hỏi tôi có thế đấu một trận match với Carlsen không? – Tôi đồng ý. Có lẽ tôi không nên nhận lời đấu trận đấu này, không phải vì kiêu căng, mà tôi đang ở trạng thái không tỉnh táo cho lắm – nó có vẻ không tôn trọng đối thủ của tôi. Và nó còn là một sai lầm khi sau gần 40 ván đấu trong trận “match giao lưu vui vẻ” đó, Magnus đã hiểu phong cách chơi cờ của tôi nhiều hơn bất cứ ai – một trong những sai lầm lớn nhất về niềm tin giữa sự cạnh tranh nhau mà tôi mắc phải.
    Magnus đã hiểu tôi hơn bất kỳ kỳ thủ nào! Từ các biến thể chính thống, mạnh nhất, đến các biến thể phụ, tiếp sau đó là quan điểm, tư duy của chính tôi về Cờ Vua. Có nhiều ván đấu mà cảm giác tôi đã rất gần đến chiến thắng, nhưng với Magnus, lợi thế chỉ mang tính chủ quan, rất khó khăn để có thể đánh bại được anh ta dù trong một vị trí tốt hơn.
    Tôi nhớ như in 1 ván đấu mà ở đó chúng tôi chơi Phòng thủ Sicili biến thể tượng g5 ở nước thứ 6. Vì là cờ chớp 3+1 nên tôi đã cố gắng đưa ván đấu ra khỏi các dòng lý thuyết, mà tôi nghĩ Carlsen đã được học rất kỹ. Nhưng thế quái nào cậu ta vẫn khai thác được, dù rằng trận đấu đang diễn ra vào nửa đêm, ánh sáng trong căn phòng lúc đó tôi nghĩ là còn không đủ. Lý do của tôi khi lựa chọn các biến thể yếu hơn dòng chính là rất cụ thể và rõ rang, đó là tư duy chơi cờ chớp của tôi, khi đấu trong khung cảnh như thế, một không gian đã quá nửa đêm để chơi cờ, ,rằng tại sao bạn giải thích nó là điểm yếu của bạn bởi vì Magnus có thể tìm ra những hướng mà bạn phải chơi siêu chính xác, bạn không thể đi lệch hướng nào cả.
    Tôi cảm thấy như mọi thứ đã xảy ra và nó đã diễn ra theo cách mà chúng có lý do nếu tôi nhìn vào khía cạnh có khả năng như khát vọng vô địch Thế Giới, tôi nghĩ chắc chắn đó là một sai lầm lớn bởi vì từ quan điểm cạnh tranh, Magnus đã tìm ra yếu điểm của tôi vào thời điểm đó và anh ấy đã khai thác nó trong suốt nhiều năm, tôi nghĩ nếu bạn nhìn vào trận đấu mà tôi đã đấu với anh ấy trong giải vô địch cờ chớp Thế Giới 2019 – một trận đấu sinh tử, và tôi đã thua! Vì chính điều đó, không phải những sai lầm bình thường đâu, nó xuất phát từ phong cách chơi của tôi, cách lựa chọn phương án, nhiều thứ nữa ..v.v mà Carlsen đã biết."
    Phần 2 với tiêu đề: Cách nhìn về khai cuộc theo quan điểm của Hikaru Nakamura sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về khai cuộc, cách chuẩn bị khai cuộc trong Cờ Vua. Kính mong quý độc giả đón đọc.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này