thư viện Triết học phật giáo Hoa Nghiêm Tông

Tin đăng trong 'sách chuyên ngành' bởi admin, Cập nhật cuối: 16/10/2018.

  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tham gia :
    16/04/2018
    Bài viết:
    14.160
    Lượt thích:
    147
    Điểm thành tích:
    124.698
    [​IMG]

    Triết học phật giáo Hoa Nghiêm Tông

    Tiếp theo "Lưới trời Đế Thích", dịch giả Thanh Lương Thích Thiện Sáng tiếp tục giới thiệu tới bạn đọc một tác phẩm mới về Hoa Nghiêm Tông: Cuốn Triết học Phật giáo Hoa Nghiêm Tông của Garma C.C.Chang có tính chuyên sâu, nghiên cứu những vấn đề tư tưởng, triết lý của giáo lý Hoa Nghiêm. Theo tác giả, các tác phẩm về Hoa Nghiêm hầu như còn khá hiếm ở Việt nam, lác đác một số vấn đề liên quan xuất hiện trong một vài tác phẩm như "Thiền luận" quyển 3 và "Cốt tủy của đạo Phật" do Tuệ Sĩ và Trúc Thiên dịch...



    Triết Học Phật Giáo Hoa Nghiêm Tông Sách do Thanh Lương Thích Thiện Sáng dịch.
    Giáo lý Hoa Nghiêm gíup cho chúng ta có cái nhìn viên dung phổ quát, một cái nhìn xuyên suốt từ Tướng đến Thánh, từ Sự đến Lý, Tánh Tướng dung thông, Lý Sự vô ngại; hơn thế nữa cảnh giới Sự Sự vô Ngại của Hoa Nghiêm quả là độc nhất vô nhị trong tất cả các giáo pháp của chư Phật, giúp cho phá vỡ các hàng rào của Lý Sự, Sự Sự vốn ngăn ngại Pháp giới trùng duyên khởi châu biến hàm dung của cảnh giới Phật.
    Thông hiểu giáo pháp Hoa Nghiêm, đặc biệt là về lãnh vực triết học, giúp cho:
    + Các nhà nghiên cứu phật học và các hành giả tu trì có cái nhìn sâu rộng viên dung (viên kiến) ngõ hầu có thể tiến xa trên con đường tu học phật.
    + Những người tu thiền chưa ngộ có một quan kiến cởi mở vô chấp hơn trong lúc tu hành, giải trừ ngã chấp vì bám vào pháp mon của mình, vô tình ngăn ngại sự đốn ngộ có thể xảy ra, đồng thời lập chí tu hành trường viễn nhắm vào Phật quả Vô thượng.
    + Những người có cảm ngộ không chấp trước vào sự ngộ đạo của mình, mà đào sâu thêm vào bản chất của sự ngộ đạo mà mình đã đạt được ấy. Hơn nữa, nó còn giúp cho họ có vô lượng vô biên cửa pháp để hướng thượng đồng thời còn có thể khơi mở thần giải vốn không thể học tập bằng trí thức được. Sau đó sẽ làm lợi ích cho tất cả chúng sanh với tâm pháp giới vô cầu, vô trước, tự tại, an vui.
    Tuy tác phẩm này gọi là triết học, tức nhận thức, nhưng nó là ngón tay tiện ích cho ta hành trì hướng về chỗ bao la vô tướng. Tác giả cũng thường hay nhấn mạnh điểm này trong sách .
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này