PDF Truyền thuyết Hà Đồ, Lạc Thư, Nguyễn Như Ý, Triết Học Phương Đông

Tin đăng trong 'Tử vi, phong thủy, tướng số...' bởi mod_van, Cập nhật cuối: 08/02/2021.

  1. mod_van

    mod_van Moderator Staff Member Quản trị viên

    Tham gia :
    05/11/2019
    Bài viết:
    3.825
    Lượt thích:
    101
    Điểm thành tích:
    37.570
    upload_2021-2-8_3-31-28.png
    Truyền thuyết Hà Đồ, Lạc Thư, Nguyễn Như Ý, Triết Học Phương Đông
    278 trang

    Kinh dịch là bộ sách vĩ đại của các thánh nhân, các nhà dịch học Trung Quốc cổ đại. Kinh dịch được hình thành kế thừa và không ngừng phát triển qua các thời đại khác nhau của Trung Quốc, nó được hình thành trải qua bốn vị thánh có công đầu tiên là Phục Hy - Văn Vương - Chu Công và Khổng Tử. Kinh dịch là bộ sách lâu đời nhất và cũng tân kỳ nhất, nó không những mở đầu lịch sử tư tưởng của Trung Quốc, mà còn mở đầu cho cả nhân loại về khám phá vũ trụ quan và nhân sinh quan cuộc sống. Kinh dịch có ý nghĩa và tầm quan trọng ngang hàng với Kinh Koran của Hồi Giáo, Kinh Thánh Bible của Thiên chúa giáo, Kinh Phật của Phật giáo…
    Với tầm mức quan trọng như vậy nên vua Khang Hy đời Mãn Thanh đã dùng hai chữ “Trân bản 珍 本” để ghi lên đầu mỗi bộ sách. Nhà vua cho sưu tập được 158 bộ gồm 1.761 quyển.
    Tại Việt Nam khi nền văn hóa Nho giáo được phát triển thì tứ thư và ngũ kinh (trong ngũ kinh có Kinh dịch) của Trung Quốc được các danh nho Việt Nam kế thừa và được giảng dạy ở các trường học, nhằm đào tạo nên các bậc nhân tài cho đất nước. Nền tảng tư tưởng của Nho giáo Trung Quốc và Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á chủ yếu là đạo Nho và Khổng Tử là thánh nhân sáng lập ra. Tứ thư và ngũ kinh là các nội dung chính yếu của Nho gia. Trong ngũ kinh (thi - thư - lễ - nhạc - dịch) thì Kinh dịch là bộ sách vĩ đại nhất, trừu tượng nhất, nó vừa vô hình vì khám phá vũ trụ quan, vừa hữu hình vì nó nói về con người và cuộc sống của con người. Tức là khám phá tính nhân văn, tính nhân bản của con người, nói đơn giản thì nó chính là hệ tư tưởng triết học của vũ trụ quan và nhân sinh quan, mà mối quan hệ giữa chúng theo tôn chỉ của Nho giáo là quan hệ giữa đạo trời và đạo người sao cho hài hòa với nhau.

    Vũ trụ quan và nhân sinh quan trong kinh dịch là hệ tư tưởng triết học phương Đông, nhưng cao hơn thế nữa vì nó đã dung hòa giữa khoa học và triết học trong việc khám phá vũ trụ và cải thiện nhân sinh, nhờ nó mà triết lý của Kinh dịch được các triều đại phong kiến Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Nam Á ứng dụng rộng rãi và triệt để trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, y học, trận mạc, kiến trúc… Thật là muôn hình muôn vẻ.

    PHẦN 1: KHÁI NIỆM VỀ HÀ ĐỒ................................................... 16
    1. Khái niệm chung về Hà Đồ....................................................... 16
    2. Số của Hà Đồ............................................................................ 18
    3. Sự hình thành tứ tượng từ số của Hà Đồ.................................... 21
    4. Sự vận hành của tứ tượng ở Hà Đồ........................................... 28
    5. Ngũ hành sinh – khắc chế hóa ở Hà Đồ.................................... 29
    6. Bát quái của Phục Hy............................................................... 31
    7. Sự vận hành của âm dương trong Hà Đồ................................... 39
    8. Sự biến hóa của âm dương trong Hà Đồ.................................... 40
    9. 64 quẻ bát quái của Phục Hy.................................................... 44
    10. Ứng dụng của hà đồ bát quái.................................................... 56
    PHẦN 2: LẠC THƯ........................................................................... 82
    1. Khái niệm chung về Lạc Thư.................................................... 82
    2. Bát quái ở Lạc Thư................................................................... 87
    3. Số của Lạc Thư......................................................................... 93
    4. Âm dương vận hành ở Lạc Thư................................................ 97
    5. Ngũ hành ở Lạc Thư............................................................... 100
    6. Phương vị bát quái ở Lạc Thư................................................. 111
    7. Kết luận phần Lạc Thư........................................................... 120
    8. Ứng dụng của Lạc Thư........................................................... 124
    PHẦN 3: QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA
    HÀ ĐỒ - LẠC THƯ........................................................ 138
    A – ÂM DƯƠNG TRONG HÀ ĐỒ - LẠC THƯ............................. 152
    1. Dương thăng mà âm thì giáng.................................................. 157
    2. Dương động âm tĩnh – dương làm cho sinh –
    âm làm cho thành................................................................... 158
    3. Trong dương có âm, trong âm có dương.................................. 159
    4. Dương thường thừa mà âm thường thiếu................................. 164
    5. Cô dương bất sinh, cô âm bất thành........................................ 166
    6. Quy luật âm dương tương sinh – tương thành.......................... 168
    B – ÂM DƯƠNG TRONG HÀ ĐỒ.................................................. 171
    C – ÂM DƯƠNG TRONG LẠC THƯ............................................ 177
    D – NGŨ HÀNH TRONG HÀ ĐỒ - LẠC THƯ............................. 188



    PHẦN 4: DỊCH LÝ HỌC TRONG HÀ ĐỒ - LẠC THƯ............... 207



    PHẦN 5: ĐẠO - TÍNH NHÂN VĂN Ở
    HÀ ĐỒ - LẠC THƯ........................................................ 230
     
    pdf : Bạn cần để tải tài liệu
    Đang tải...

Chia sẻ trang này